Showbiz

Hội hoa xuân và Đường hoa Nguyễn Huệ quảng bá nét đẹp văn hóa TPHCM

Tóm tắt:
  • Hội hoa xuân và Đường hoa Nguyễn Huệ là sự kiện văn hóa tiêu biểu tại TPHCM trong dịp Tết suốt gần 50 năm qua.
  • Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM công bố 50 sự kiện tiêu biểu từ 1975 đến 2025, trong đó có Hội hoa xuân và Đường hoa.
  • Hội hoa xuân lần đầu tổ chức vào Tết Tân Dậu 1981, trở thành lễ hội nổi bật của thành phố, bảo tồn văn hóa truyền thống.
  • Đường hoa Nguyễn Huệ dài hơn 700 mét, mở cửa tự do trong 7 ngày dịp Tết, thu hút gần 1,2 triệu lượt khách tham quan.
  • Mục tiêu của các sự kiện là giới thiệu hoa, cây cảnh và quảng bá văn hóa - du lịch thành phố TPHCM.

Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM vừa công bố 50 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của TPHCM giai đoạn 30/4/1975 - 30/4/2025.

Kết quả được dựa trên việc bình chọn trực tuyến ở nền tảng số. Đây là một trong những hoạt động hướng đến kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Lĩnh vực văn hóa có các sự kiện, hoạt động nổi bật như: Xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh; Hội hoa xuân tại công viên Tao Đàn và Đường hoa Nguyễn Huệ; Lễ hội Đường sách Tết và Đường Sách TPHCM; chuỗi sự kiện thúc đẩy phát triển văn hóa - du lịch thành phố…

w tet nguyen hue 24 7195.jpg
Hội hoa xuân Tết Ất Tỵ tại công viên Tao Đàn. Ảnh: Nguyễn Huế

Trong đó, Hội hoa xuân tại công viên Tao Đàn và Đường hoa Nguyễn Huệ là 1 trong những sự kiện quen thuộc, gắn liền với người dân thành phố nhiều năm qua.

Tết Tân Dậu 1981 đánh dấu lần đầu tiên Hội hoa xuân TPHCM được tổ chức thành công, mở ra 1 sự kiện văn hóa đặc sắc gắn liền với mùa xuân phương Nam.

Qua 45 năm không ngừng phát triển, Hội hoa xuân đã trở thành 1 trong những lễ hội tiêu biểu của thành phố, góp phần làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của người dân mỗi dịp Tết đến xuân về.

Đây không chỉ là nơi đáp ứng nhu cầu giải trí, thưởng lãm của người dân mà còn góp phần bảo tồn các nét đẹp văn hóa truyền thống trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc.

Các hoạt động đa dạng của Hội hoa xuân có thể kể đến như: Trưng bày, triển lãm, dự thi nghệ thuật ngành hoa, cá kiểng, bonsai, non bộ, tiểu cảnh... Cùng các hiện vật, các loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian: Võ cổ truyền, biểu diễn lân sư rồng, đờn ca tài tử…

w duong hoa nguyen hue nguyen hue 28 25538.jpg
Đường hoa Nguyễn Huệ trở thành biểu tượng trong dịp Tết của TPHCM. Ảnh: Nguyễn Huế

Bên cạnh Hội hoa xuân, Đường hoa Nguyễn Huệ được thành phố quy hoạch, sắp xếp lại từ Chợ hoa xuân Nguyễn Huệ. Đường hoa tổ chức trang hoàng vào mỗi dịp Tết Nguyên đán, với chiều dài hơn 700 mét từ trước trụ sở Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân TPHCM và tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Bến Bạch Đằng.

22 năm qua, Đường hoa Nguyễn Huệ trở thành điểm đến thân quen, vui tươi và tự hào của đông đảo người dân thành phố mang tên Bác cũng như của nhiều địa phương, kiều bào về đón tết và du khách nước ngoài.

Lãnh đạo thành phố cũng chú trọng tìm tòi, sáng tạo các mô hình linh vật, cảnh trí với thiết kế được đầu tư công phu cho sự kiện. 

w tet nguyen hue 26 7194.jpg
Các bạn trẻ check-in linh vật rắn trong dịp Tết. Ảnh: Nguyễn Huế

Dịp Tết Ất Tỵ 2025, Đường hoa mở cửa tự do trong 7 ngày, đón tiếp gần 1,2 triệu lượt khách đến tham quan, thưởng lãm. Sự kiện đã hoàn thành sứ mệnh đem đến một điểm du xuân đáng nhớ cho hàng triệu lượt khách.

Theo UBND TPHCM, mục tiêu tổ chức các Hội hoa xuân, Đường hoa nhằm giới thiệu cho người dân tham quan, thưởng lãm hoa, cây cảnh, đồng thời quảng bá văn hóa - du lịch của thành phố. 

Các tin khác

AI tái hiện Trịnh Công Sơn trên sóng VTV gây tranh cãi: Gia đình lên tiếng

Tiết mục "Nối vòng tay lớn" do cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thể hiện trong cầu truyền hình "Vang mãi khúc khải hoàn" gây phản ứng trái chiều. Bên cạnh ý kiến ủng hộ BTC chương trình, cho rằng đây là một cách tri ân cố nhạc sĩ, còn không ít khán giả phản đối việc tái hiện hình ảnh ông bằng AI.

Ông Nawat bị Lisa (BlackPink) từ chối

Ông Nawat có ý định mời Lisa (BlackPink) tham gia biểu diễn tại chung kết Hoa hậu Hoàn vũ 2025 tổ chức ở Thái Lan, tuy nhiên cô đã từ chối do có lịch trình dày đặc.

Nữ diễn viên đóng vai ni cô Huyền Trang trong "Biệt động Sài Gòn" giờ ra sao?

"Biệt động Sài Gòn" ra mắt năm 1986 kể về cuộc chiến nổi bật của lực lượng biệt động Sài Gòn trong sự kiện Tết Mậu Thân và công cuộc Kháng chiến chống Mỹ của quân Giải phóng tại miền Nam Việt Nam. Hơn bốn thập kỷ trôi qua, "Biệt động Sài Gòn" vẫn là một tượng đài trong lòng nhiều thế hệ yêu điện ảnh, gợi nhắc về một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc.