Nhạc

Nghe lại bản thu đầu tiên của ca khúc Đất Nước Trọn Niềm Vui

Tóm tắt:
  • NSND Trung Kiên là người đầu tiên thể hiện ca khúc "Đất nước trọn niềm vui" của cố nhạc sĩ Hoàng Hà vào ngày 1/5/1975.
  • Ca khúc được sáng tác trong đêm 26/4/1975, thể hiện niềm vui chiến thắng và khát vọng ca ngợi tổ quốc anh hùng.
  • Thực hiện bản thu trong vòng 1-2 giờ, cảm xúc mạnh mẽ vì sống trong không khí chiến tranh sục sôi.
  • Bản thu của ông trở thành duy nhất, đi vào lòng khán giả và được coi là thể hiện thành công nhất ca khúc này.
  • Các ca sĩ sau này nhận xét cảm xúc của họ khác biệt, vì khoảnh khắc lịch sử khó có thể tái tạo lại.

Ca khúc Đất Nước Trọn Niềm Vui được cố nhạc sĩ Hoàng Hà sáng tác trong niềm hạnh phúc vô biên khi tin chiến thắng dồn dập báo về, đất nước sắp hoàn toàn giải phóng. Nhạc phẩm ra đời ngay trong đêm 26/4/1975 tại nhà riêng của ông ở Hà Nội.

Bản thu đầu tiên của ca khúc Đất Nước Trọn Niềm Vui do cố NSND Trung Kiên thể hiện

Tiếng lòng của tác giả được thể hiện trọn vẹn qua những ca từ đầy hân hoan, thể hiện khát vọng ca ngợi Tổ quốc anh hùng: “Hội toàn thắng náo nức đất nước/ Ta muốn bay lên say ngắm sông núi hiên ngang/ Ta muốn reo vang hát ca muôn đời Việt Nam/ Tổ quốc anh hùng”.

Sau đó, bài hát được giao cho Đài Tiếng nói Việt Nam thu và NSND Trung Kiên thể hiện lần đầu tiên cùng dàn nhạc. Bài hát còn được phát trên Đài Phát thanh Giải phóng lần đầu vào sáng ngày 1/5/1975 cùng với ca khúc Như Có Bác Trong Ngày Đại Thắng của nhạc sĩ Phạm Tuyên.

Sinh thời, NSND Trung Kiên kể rằng khi nhận bài hát và thực hiện bản thu âm đầu tiên, ông không giấu được sự bồi hồi. Ông kể, thế hệ nhạc sĩ, ca sĩ thời ấy làm việc trong không khí khẩn trương của chiến tranh, mọi thứ diễn ra rất nhanh chóng. Nhạc sĩ sáng tác gần như ngay lập tức khi cảm xúc đến, và ca sĩ cũng phải lên sóng phát thanh hát ngay khi nhận bài.

NSND Trung Kiên chỉ có vỏn vẹn 1-2 tiếng từ khi nhận ca khúc đến khi cất tiếng hát trên sóng phát thanh Đài Tiếng nói Việt Nam. Bản thu được thực hiện rất nhanh, không có thời gian để chuẩn bị kỹ lưỡng hay "trầm ngâm, suy tư" như cách làm nhạc sau này.

Chính trong hoàn cảnh gấp rút ấy, cảm xúc lại trào dâng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. NSND Trung Kiên chia sẻ: "Ngay khi nhận được bài hát Đất Nước Trọn Niềm Vui của nhạc sỹ Hoàng Hà, tôi phải hát ngay... Lần đầu tiên hát Đất Nước Trọn Niềm Vui tôi đã vô cùng xúc động".

Ông miêu tả giai điệu của bài hát lúc đó "tươi vui, hào sảng, đầy khí thế", hòa quyện với không khí "quyết chiến quyết thắng sục sôi" của những ngày cuối cuộc chiến, khi "tin thắng trận báo về từng giờ".

"Giai điệu của bài hát tươi vui, hào sảng, đầy khí thế. Giữa lúc ấy, tin thắng trận báo về từng giờ, hòa trong không khí chiến thắng thiêng liêng của đất nước, tôi đã hát Đất Nước Trọn Niềm Vui với sự xúc động mạnh mẽ, chen lẫn nhiều cảm xúc khó tả…” - NSND Trung Kiên nhớ lại.

 - Ảnh 2.

Cố NSND Trung Kiên

Sau này, NSND Trung Kiên không thu lại ca khúc này nữa bởi ông biết, cảm xúc của khoảnh khắc lịch sử ấy là điều không thể tái tạo. Bản thu trên là bản thu duy nhất của NSND Trung Kiên được lưu giữ trong kho băng của Đài Tiếng nói Việt Nam.

Đất Nước Trọn Niềm Vui qua giọng ca NSND Trung Kiên đã đi vào lòng nhiều thế hệ khán giả. Ông được đông đảo công chúng yêu mến và bình chọn là người trình bày thành công nhất ca khúc này. Tuy nhiên, NSND Trung Kiên luôn khiêm tốn khẳng định ông không bao giờ dám nhận là người hát thành công nhất.

Ông từng dành lời khen ngợi cho các ca sĩ trẻ đã hát lại bài hát này sau này. Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra sự khác biệt về mặt cảm xúc. Theo NSND Trung Kiên, chỉ những người trực tiếp chứng kiến giây phút đất nước "vỡ òa trong niềm vui chiến thắng" những ngày ấy mới có thể "thấm" giai điệu, ca từ của ca khúc một cách trọn vẹn nhất. Ngay cả chính ông, về sau này cũng không thể hát lại được cảm xúc như lần đầu tiên. "Cảm xúc của mình đã khác đi. Hát giữa ngày chiến thắng là điều đặc biệt…" , ông từng bộc bạch.

Sau NSND Trung Kiên, NSND Tạ Minh Tâm cũng thể hiện lại khá thành công nhạc phẩm này. NSND Tạ Minh Tâm từng chia sẻ: “Khi NSND Trung Kiên thể hiện ca khúc này vào năm 1975, lúc đất nước mới giải phóng, cảm giác lạ lẫm và hình thành khí thế, sống động trong hoàn cảnh đất nước đang thay đổi. Niềm vui, cảm xúc đặc biệt của người dân Việt Nam được thể hiện trong Đất Nước Trọn Niềm Vui không dễ gì tìm lại được.

Ngày nay cảm xúc có chiều sâu, lắng đọng hơn và nhiều trải nghiệm hơn trong quá trình hát. Cảm giác bây giờ là hồi tưởng và ngợi ca sự phát triển của đất nước”.

Các tin khác

Nữ diễn viên đóng vai ni cô Huyền Trang trong "Biệt động Sài Gòn" giờ ra sao?

"Biệt động Sài Gòn" ra mắt năm 1986 kể về cuộc chiến nổi bật của lực lượng biệt động Sài Gòn trong sự kiện Tết Mậu Thân và công cuộc Kháng chiến chống Mỹ của quân Giải phóng tại miền Nam Việt Nam. Hơn bốn thập kỷ trôi qua, "Biệt động Sài Gòn" vẫn là một tượng đài trong lòng nhiều thế hệ yêu điện ảnh, gợi nhắc về một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc.

Nghệ sĩ Hữu Lập qua đời

Nghệ sĩ Hữu Lập qua đời ở tuổi 82 do tuổi cao. Đồng nghiệp bày tỏ niềm tiếc thương khi hay tin nghệ sĩ gạo cội của nghệ thuật hát bội truyền thống tạ thế.

Khoản lỗ của Bạch Tuyết tệ hơn dự đoán

Khi ngày rời rạp gần kề, “Snow White” không thể lội ngược dòng để cứu vãn kết cục thảm bại. Bộ phim chuyển thể từ cổ tích của Disney thậm chí phải gánh khoản lỗ nhiều hơn đáng kể so với dự đoán ban đầu.

Diễn viên Lưu Diệc Phi bị chỉ trích

Lưu Diệc Phi gây tranh cãi khi dùng giấy nhắc trong bài phát biểu nhận giải "Nữ diễn viên của năm", bị chỉ trích thiếu chuyên nghiệp.