Showbiz

NSND Trung Hiếu báo tin vui

Tóm tắt:
  • NSND Trung Hiếu cho biết Nhà hát Kịch Hà Nội đã có 172 buổi biểu diễn cho học sinh tại Hà Nội.
  • Đề án Sân khấu học đường giúp học sinh hiểu sâu về tác phẩm văn học qua trải nghiệm thực tế.
  • Trong giai đoạn thử nghiệm, Nhà hát đã dựng thành công 5 tác phẩm mới dựa trên văn học Việt Nam.
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tăng số lượng biểu diễn cho các trường giai đoạn 2025-2030.
  • Sự tham gia của học sinh trong nghệ thuật được coi là quan trọng cho việc bảo tồn văn hóa truyền thống.

Ngày 8/4, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp với Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết Đề án Giới thiệu và biểu diễn các vở diễn chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam và trên thế giới có trong chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030 (trong giai đoạn thí điểm 2022-2024, gọi tắt là Đề án Sân khấu học đường).

Đây là hoạt động trải nghiệm thực tế giúp học sinh hiểu sâu hơn về các tác phẩm văn học trong sách giáo khoa và thêm yêu nghệ thuật sân khấu. 

424612301_891429702988611_620398.jpg
NSND Trung Hiếu. Ảnh: Kịch Hà Nội

Theo NSND Trung Hiếu - Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội, giai đoạn thí điểm, đơn vị đã dựng thành công 5 tác phẩm mới: Chuyện người con gái Nam Xương theo Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, Thúy Kiều một kiếp đoạn trường, Tinh thần thể dục dựa theo tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Công Hoan...

NSND Trung Hiếu khẳng định, ngay từ khâu kịch bản, Nhà hát Kịch Hà Nội đã chọn các tác phẩm có nội dung văn hóa truyền thống Việt Nam kết hợp với nhiều hình thức thể hiện phong phú để học sinh dễ dàng đón nhận và yêu thích. Từ đó, khiến các em hào hứng hơn thưởng thức nghệ thuật sân khấu.

Tính từ tháng 12/2022 đến hết năm 2024, Nhà hát Kịch Hà Nội đã tổ chức thành công 172 buổi biểu diễn (cả hai hình thức biểu diễn tại rạp và tại trường phổ thông) cho khoảng 80.000 học sinh của các trường tại 14 quận huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội. 

"Đề án tạo ra hình thức học tập mở, hấp dẫn học sinh, thông qua việc sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật, góp phần truyền đạt những tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam và thế giới. Thông qua các buổi biểu diễn, nhà hát còn xây dựng được khán giả tiềm năng và tìm kiếm những tài năng nghệ thuật sân khấu", NSND Trung Hiếu khẳng định.

Tuy nhiên, NSND Trung Hiếu cho rằng, trong giai đoạn thực hiện, cần tăng số lượng buổi biểu diễn cho các trường phổ thông đảm bảo các học sinh đều được tiếp cận Đề án Sân khấu học đường. 

Đồng ý với quan điểm của NSND Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Lê Thị Ánh Mai cho rằng, ở giai đoạn 2025-2030 dự kiến sẽ tăng số lượng buổi diễn cho các trường, các nhà hát trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tham gia với nguồn nhân lực dồi dào, diễn viên được đào tạo bài bản và nguồn vở diễn phong phú.

W-z6484503880122_9f7e1ba04692264580aedaccee08c1aa.jpg
Cảnh trong vở kịch "Chuyện người con gái Nam Xương".

Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cũng nhấn mạnh, ở giai đoạn tiếp theo, khi mở rộng thực hiện tại 1.400 - 1.600 trường học, khuyến khích đơn vị nghệ thuật cố gắng khai thác chất liệu dân gian, kết hợp yếu tố đương đại để học sinh dễ dàng tiếp nhận sâu hơn các vở diễn.

Đánh giá cao sự quyết tâm của các đơn vị tham gia đề án, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Bạch Liên Hương khẳng định, học sinh không chỉ là khán giả tiềm năng mà còn là nguồn nhân lực để bảo tồn, giữ gìn phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống. Do đó, yêu cầu đặt ra là phải coi đây là nhiệm vụ quan trọng và phải được thực hiện bài bản.

"Các em cần biết về lịch sử, văn hóa Việt Nam. Nếu học sinh được hóa thân vào các nhân vật của vở diễn sự cảm thụ của các em về tác phẩm sẽ sâu sắc hơn nhiều", Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội khẳng định.

Vì thế, bà Hương nhấn mạnh Đề án Sân khấu học đường cần được triển khai mạnh mẽ, bài bản, đồng loạt và toàn diện không chỉ ở các trường tiểu học, THCS công lập mà cả khối dân lập. Không chỉ kịch nói mà cả cải lương, chèo, múa rối... cũng cần phải đưa vào trường học để các em học sinh tiếp cận.

Trích đoạn "Chuyện người con gái Nam Xương" (đạo diễn - NSND Trung Hiếu):

Các tin khác

Diễn viên "Hồng lâu mộng" qua đời

Diễn viên kỳ cựu Diệp Lâm Lang qua đời, hưởng thọ 93 tuổi. Bà được nhiều người biết đến qua vai diễn “Lưu lão lão” trong bản truyền hình "Tân hồng lâu mộng".

Có gì ở bộ phim siêu anh hùng đầu tiên của Việt Nam?

Sau hơn 6 năm, phim siêu anh hùng "made in Việt Nam" được trình làng. “Chiến thần Lạc Hồng" lấy cảm hứng từ huyền sử, mở đầu bằng hành trình thức tỉnh cổ vật ngàn năm, phim nhận về nhiều ý kiến tranh luận sau khi lên sóng tập 1.

Thái Hòa: "Tôi gặp một biến cố, tưởng là chết luôn, đớn đau lắm"

Trong cuộc phỏng vấn của Tiền Phong, Thái Hòa cho biết anh trải qua nhiều thăng trầm của nghề diễn viên, nhận ra bản thân "đã kiếm đủ tiền". Nam diễn viên nói anh hài lòng cuộc sống hiện tại sau khi trải qua biến cố gần như không sống nổi, mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý mức độ nặng.

10 món xúc xích ngon nhất thế giới

Dù được nướng, chiên hay ăn kèm bánh mì, xúc xích luôn làm hài lòng thực khách bởi sự hòa quyện tinh tế giữa thịt, gia vị và phương pháp chế biến truyền thống.

Tin xem nhiều