Phim

Cảnh cưa bom nghẹt thở trong phim "Địa đạo"

Tóm tắt:
  • Cảnh cưa bom trong "Địa đạo" tạo cảm giác hồi hộp mà không cần súng đạn hay nhạc nền kịch tính.
  • Tư Đạp và đồng đội cẩn thận cưa bom trong không gian chật hẹp, thể hiện công việc nguy hiểm của chiến sĩ địa đạo Củ Chi.
  • Tư Đạp quyết định nung nóng vỏ bom để tháo kíp, một phương pháp rủi ro nhưng khả thi trong điều kiện thiếu thốn.
  • Cảnh phim không chỉ thể hiện kỹ thuật căng thẳng mà còn phản ánh tinh thần kiên cường của những người lính địa đạo.
  • Tư Đạp được lấy cảm hứng từ nhân vật có thật Tô Văn Đực, minh chứng cho lòng can đảm và sự sáng tạo trong chiến đấu.

Trong Địa Đạo: Mặt trời trong bóng tối, có không ít những khoảnh khắc khiến người xem căng thẳng, thậm chí phải nín thở và cảnh Tư Đạp cùng đồng đội cưa bom là một trong số đó. Không phô trương, không kịch tính hóa quá mức, cảnh phim tái hiện một cách chân thực công việc đầy rủi ro của những chiến sĩ địa đạo Củ Chi – nơi mà sự sống và cái chết chỉ cách nhau một sai lầm nhỏ.

Cảnh cưa bom nghẹt thở, khiến khán giả hồi hộp đến phút cuối cùng trong "Địa đạo".

Cảnh cưa bom nghẹt thở, khiến khán giả hồi hộp đến phút cuối cùng trong "Địa đạo".

Dưới lòng đất chật hẹp, Tư Đạp (diễn viên Quang Tuấn) cùng Lục Tạc (diễn viên Anh Tú Wilson) cùng Sáu Lập (diễn viên Cao Sang Lê) cẩn thận cưa một quả bom. Họ dùng cưa tay, từng đường cưa chậm rãi, có kiểm soát, trong khi đồng đội liên tục tưới nước để giảm ma sát, tránh phát sinh tia lửa gây kích nổ. Đây là cách mà bộ đội Việt Nam ngày xưa vẫn làm - vừa thủ công, vừa nguy hiểm nhưng lại là phương pháp khả thi trong điều kiện thiếu thốn công cụ.

Thời gian trôi qua, công việc vẫn chưa hoàn thành. Nhận thấy phương án cưa tay quá lâu, Tư Đạp quyết định chuyển sang phương pháp táo bạo hơn: nung nóng vỏ bom để giãn nở kim loại, giúp tháo kíp dễ dàng hơn. Đây là một kỹ thuật có thật, tuy nhiên đi kèm với rủi ro lớn hơn nhiều. Khi vỏ bom bị nung nóng, bất kỳ phản ứng ngoài ý muốn nào cũng có thể dẫn đến phát nổ.

Ngọn lửa trong chiếc chảo tự chế bùng lên, hơi nóng phả vào không gian vốn đã ngột ngạt của địa đạo. Tư Đạp, trán lấm tấm mồ hôi, không rời mắt khỏi quả bom. Trong khi đó, những người đồng đội không giấu được sự lo lắng, bởi ai cũng hiểu mức độ nguy hiểm của cách làm này. Cả hai căng thẳng đến mức phải xin ra ngoài. Ở lại có nghĩa là chấp nhận đặt mạng sống của mình vào tay người đồng đội.

Vai diễn Tư Đạp do Quang Tuấn thể hiện nhận nhiều lời khen ngợi về diễn xuất.

Vai diễn Tư Đạp do Quang Tuấn thể hiện nhận nhiều lời khen ngợi về diễn xuất.

Tư Đạp vẫn không nao núng, bàn tay anh vững vàng, ánh mắt sắc bén. Có thể thấy đây không phải lần đầu anh làm việc này. Anh, giống với bao người chiến sĩ dũng cảm ngoài kia, hẳn có chung suy nghĩ nếu có thể tận dụng được lượng thuốc nổ bên trong để chế bom mới, thì nguy hiểm đến đâu cũng đáng.

Song, khi quả bom cuối cùng được tháo gỡ, không có tiếng reo hò mà chỉ có sự nhẹ nhõm thầm lặng và quyết tâm tiếp tục nhiệm vụ. Đó là bản chất của những người lính địa đạo - âm thầm, kiên cường và luôn sẵn sàng cho mọi tình huống có thể xảy ra.

Đáng chú ý, không phô trương, không có những câu thoại đao to búa lớn và càng không có nhạc nền, phân đoạn Tư Đạp gỡ bom, chế bom vẫn có thể lôi cuốn người xem từng giây phút. Từ cưa tay để lấy thuốc nổ, tưới nước giảm ma sát, đến nung nóng vỏ bom để tháo kíp, những tiểu tiết này giúp cảnh phim trở nên chân thực, không chỉ phục vụ yếu tố kịch tính mà còn phản ánh đúng thực tế lịch sử.

Tư Đạp được lấy cảm hứng từ nhân vật có thật là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Tô Văn Đực, người được mệnh danh là “cỗ máy phá bom”.

Tư Đạp được lấy cảm hứng từ nhân vật có thật là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Tô Văn Đực, người được mệnh danh là “cỗ máy phá bom”.

Cảnh cưa bom không chỉ là một màn trình diễn căng thẳng về mặt kỹ thuật mà còn là minh chứng sâu sắc về tinh thần chiến sĩ địa đạo. Ở họ không chỉ có lòng can đảm, mà còn có sự khéo léo, sáng tạo trong chiến đấu. Phim đã lột tả rõ nét những gì mà những người sống tại địa đạo Củ Chi đã trải qua. Họ chiến đấu không chỉ với địch, mà còn với chính số phận mong manh của mình.

Tư Đạp không phải hình tượng anh hùng phi thực tế, mà lấy cảm hứng từ nhân vật có thật là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Tô Văn Đực, người được mệnh danh là “cỗ máy phá bom”. Ông cũng là cố vấn cho đạo diễn Bùi Thạc Chuyên và ê-kíp. Giai đoạn kháng chiến kiên trì và bền bỉ, chiến sĩ Tô Văn Đực và những đồng đội thầm lặng khác sẵn sàng hi sinh bất cứ lúc nào vì lợi ích đất nước.

Các tin khác

Thị trấn Mỹ trong lòng Canada

Point Roberts là thị trấn thuộc Mỹ, nhưng khi người dân ở đây muốn đến thăm các thành phố Mỹ khác, họ phải đi qua Canada rồi mới tới được nơi muốn đến.

Diễn viên "Hồng lâu mộng" qua đời

Diễn viên kỳ cựu Diệp Lâm Lang qua đời, hưởng thọ 93 tuổi. Bà được nhiều người biết đến qua vai diễn “Lưu lão lão” trong bản truyền hình "Tân hồng lâu mộng".

Cảnh nóng bắt buộc trong "Địa đạo"

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên cho biết cảnh nóng giữa Tư Đạp (Quang Tuấn) và Ba Hương (Thu Anh) buộc phải có trong "Địa đạo". Cảnh phim vượt lên trên chuyện tình dục, đó là khát khao tình yêu của người lính sống dưới bom đạn. Trong phim còn có cảnh nhân vật Tư Đạp đốt bom, thể hiện tinh thần quật cường của chiến sĩ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Cẩm Nguyệt Như Ca được kỳ vọng "xin vía" thành công Quý Nữ, Mặc Vũ Vân Gian

Hai bộ phim dựa trên tiểu thuyết của Thiên Sơn Trà Khách là "Mặc Vũ Vân Gian" và "Quý Nữ" đều thành công ngoài mong đợi. "Đứa con" tiếp theo sắp được lên màn ảnh của nữ tác giả - "Cẩm Nguyệt Như Ca" lại được trông đợi. Ngoài ra, một tác phẩm khác chỉ mới có thông tin chuyển thể đã có cả loạt nam thần được đề cử vai chính.

Hồng Kim Bảo: "Tôi không thể như Thành Long, Lý Liên Kiệt"

Dù đã bước sang tuổi 73 và nhận giải Thành tựu trọn đời tại Giải thưởng Điện ảnh Hong Kong, Hồng Kim Bảo khẳng định ông chưa từng nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi. Sau hơn 60 năm gắn bó với ngành, siêu sao võ thuật một thời vẫn mong muốn tiếp tục đóng góp trong giai đoạn khó khăn của điện ảnh xứ Cảng thơm.