Làm đẹp

4 lưu ý giúp chị em tránh tai biến khi làm đẹp mắt

Tóm tắt:
  • Phẫu thuật thẩm mỹ mắt nên cách nhau ít nhất 6 tháng đến 1 năm để tránh tổn thương và biến chứng.
  • Bệnh nhân cắt mí quá nhiều lần có thể bị khó nhắm mắt, sẹo lõm, sưng nề, và tổn thương cơ vùng trán, mí mắt.
  • Nhiều spa không đủ chuyên môn dẫn đến nguy cơ cắt nhầm tuyến lệ hoặc tổn thương mạch máu vùng mắt.
  • Cơ sở thẩm mỹ phải có giấy phép rõ ràng, bác sĩ có chứng chỉ hành nghề và cơ sở vật chất đảm bảo an toàn.
  • Trước phẫu thuật cần khám kỹ, tư vấn rủi ro để tránh biến chứng và hậu quả nghiêm trọng cho thị lực, sức khỏe mắt.

Không nhắm được mắt sau khi cắt mí

Chị K.L (45 tuổi, TP.HCM) đến Phòng khám chuyên khoa Thẩm mỹ Tấm trong tình trạng mắt không thể nhắm kín (cả khi ngủ), đường chân mày bị sẹo lõm.

Theo lời kể của chị L., sau khi nghe bạn bè giới thiệu về một spa trên mạng xã hội, chị quyết định thực hiện phẫu thuật treo cung chân mày - một thủ thuật thẩm mỹ nhằm nâng cao dáng chân mày, giúp khuôn mặt tươi trẻ hơn cùng mong muốn giúp "đổi vận".

Tuy nhiên, chỉ ngay ngày hôm sau, chị bắt đầu cảm thấy căng tức vùng trán, khó khăn trong việc nhắm mắt. Ngay cả khi ngủ, mắt chị cũng không nhắm kín được. 

Thăm khám cho chị L., BS. Nguyễn Trần Ánh Dương (Dr Nick Dương) - Chuyên khoa Phẫu thuật tạo hình cho biết, chị L. bị cắt quá nhiều da dẫn đến tình trạng bị co kéo cơ vùng trán và mí trên quá mức, khiến mắt không còn khép kín bình thường.

Sau khi thực hiện làm đẹp ở một spa, mắt chị L. không thể nhắm kín kể cả khi ngủ do phần da bị cắt quá nhiều. (nhờ KH chọn ảnh khác, tránh ảnh phản cảm) 

Theo Dr Nick Dương, rất nhiều bệnh nhân tìm đến Phòng khám chuyên khoa Thẩm mỹ Tấm để sửa lỗi làm đẹp trước đó ở các cơ sở spa. Có không ít trường hợp bệnh nhân đến trong tình trạng vùng mắt đã bị can thiệp phẫu thuật thẩm mỹ quá nhiều lần.

Theo bác sĩ, các biến chứng thường gặp sau phẫu thuật thẩm mí mắt bao gồm: Khó nhắm mắt hoặc không thể nhắm kín hoàn toàn; Sụp mí thứ phát do tổn thương cơ nâng mi; Nhiễm trùng, tụ máu vùng mí; Lộ sẹo, bất cân đối hai bên chân mày hoặc mí mắt; Cơ mí yếu, hai nếp mí không đều; Nếp mí quá to, trợn.

image001(26).jpg
Dr Nick Dương thăm khám cho bệnh nhân

Dr Nick Dương chia sẻ: "Tôi đã từng gặp nhiều bệnh nhân bị đứt cơ nâng mi, mắt không mở được, không nhắm được do người thực hiện trước đó can thiệp quá sâu trong quá trình phẫu thuật. Tổn thương mạng tĩnh mạch vùng quanh mí làm mắt chảy máu nhiều, sưng nề, chèn ép nếp mí, mắt không mở được những ngày đầu gây tâm lý hoảng sợ.

Có những trường hợp đến tìm gặp tôi trong tình trạng mí trên bị cắt quá to và sâu dẫn đến trợn mắt, mắt lờ đờ gây ra khô mắt, giảm thị lực, người bị cận thị sẽ dễ bị tăng độ cận một cách nhanh chóng. Có trường hợp thì mí dưới bị tổn thương mạch máu, sa trễ mi, lật ngửa mi dưới làm khô giác mạc, phải sống phụ thuộc vào nước mắt nhân tạo. Thậm chí, nhiều spa do không có chuyên môn nên có thể cắt nhầm tuyến lệ”.

Theo Dr Nick Dương, vùng quanh mắt là khu vực nhạy cảm, cấu trúc giải phẫu phức tạp với nhiều thần kinh và mạch máu. Việc can thiệp quá nhiều lần không chỉ làm tổn thương mô mềm mà còn làm thiếu da, mất độ đàn hồi, tăng nguy cơ sẹo xơ, khô mắt, thậm chí ảnh hưởng đến thị lực.

"Một người không nên phẫu thuật thẩm mỹ vùng mắt quá nhiều lần trong suốt cuộc đời. Mỗi ca can thiệp phải cách nhau ít nhất 6 tháng, thậm chí 1 năm tùy thuộc vào lần phẫu thuật trước đó", Dr Nick Dương nhấn mạnh.

image003(20).jpg
Phẫu thuật thẩm mỹ mắt cần được thực hiện trong phòng mổ đạt tiêu chuẩn

4 lưu ý giúp chị em tránh gặp phải tai biến sau khi làm đẹp

Để tránh những tai biến đáng tiếc, chuyên gia khuyến cáo chị em khi có nhu cầu làm đẹp nên lưu ý:

Nhận biết được cơ sở thẩm mỹ uy tín ngay từ biển hiệu. 

"Trên biển hiệu phòng khám có ghi rõ số giấy phép hoạt động của phòng khám. Cơ sở nào được đề trên biển hiệu là "phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ" hoặc "phòng khám chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ" hay "bệnh viện thẩm mỹ" thì cơ sở đó đã được cấp phép của cơ quan chức năng”, BS. Dương lưu ý. 

BS. Dương cho hay: Theo quy định, spa chỉ được thực hiện các dịch vụ làm đẹp không xâm lấn (không được thực hiện tiêm filler, tiêm Bap...).

Phòng khám thẩm mỹ thì được phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ có xâm lấn ở mức độ tiểu phẫu (làm mắt, nâng mũi, tiêm filler…) nhưng không được thực hiện dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn ở mức độ đại phẫu.

Còn bệnh viện thẩm mỹ thì được thực hiện các dịch vụ làm đẹp xâm lấn ở mức độ đại phẫu (nâng mông, nâng ngực, hút mỡ bụng…)

Nên kiểm tra bằng cấp, chứng chỉ hành nghề của bác sĩ thực hiện phẫu thuật cho mình. Có thể tra cứu chính chỉ hành nghề của bác sĩ trên cổng thông tin của Sở Y tế.

Cơ sở vật chất của thẩm mỹ viện cũng là thước đo quan trọng. 

Trước khi quyết định phẫu thuật, cần được khám trực tiếp, đánh giá cấu trúc vùng mắt và nghe tư vấn kỹ lưỡng về rủi ro và kỳ vọng sau phẫu thuật.

"Làm đẹp là nhu cầu chính đáng, nhưng không thể đánh đổi sức khỏe chỉ vì mong muốn thay đổi vận mệnh", Dr Nick Dương lưu ý các chị em.

(Nguồn: Phòng khám chuyên khoa Thẩm mỹ Tấm)

Các tin khác

Sao phim Sex Education bị chế giễu kém duyên

Nữ diễn viên Aimee Lou Wood, người ghi dấu ấn đậm nét với hai bộ phim truyền hình gây sốt Sex Education và The White Lotus (mùa 3), đã trở thành đối tượng bị châm biếm.