Showbiz

Vì sao doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây Nhà hát Opera Hà Nội?

Tâm huyết của doanh nghiệp tư nhân: Bước đi táo bạo

Doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò tiên phong trong các dự án hạ tầng, công nghệ, đặc biệt là văn hóa. Việc UBND TP. Hà Nội phê duyệt dự án Nhà hát Opera Hà Nội và công viên văn hóa nghệ thuật với vốn đầu tư 500 triệu USD vào cuối tháng 4/2025 là minh chứng cho niềm tin vào năng lực của doanh nghiệp tư nhân. Sun Group, với quyết định đầu tư vào công trình này, thể hiện tầm nhìn vượt xa lợi ích kinh tế, hướng tới giá trị bền vững cho cộng đồng và đất nước.

1 nha hat opera ha noi.jpg
Nhà hát Opera Hà Nội: Nơi kết nối Việt Nam với xu hướng văn hóa toàn cầu. Ảnh phối cảnh

Nhà hát Opera Hà Nội không chỉ là một công trình vật chất mà còn là nơi lưu giữ và lan tỏa giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô. Đây là một dự án mang tính thời đại khi hòa nhập với xu hướng văn hóa toàn cầu, nơi nghệ thuật trở thành cầu nối giữa các quốc gia.

Nhà hát Opera Sydney, hoàn thành năm 1973 với chi phí 102 triệu AUD (tương đương hơn 700 triệu USD hiện nay), đã trở thành biểu tượng văn hóa của Australia, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Tương tự, Nhà hát Lớn Quốc gia Bắc Kinh, khánh thành năm 2007 với chi phí 445 triệu USD, không chỉ là nơi biểu diễn mà còn là điểm đến văn hóa toàn cầu. Tại Việt Nam, sự tham gia của Sun Group vào Nhà hát Opera Hà Nội là minh chứng cho tinh thần tiên phong và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tư nhân. 

3 nha hat opera ha noi.jpg
Mái vòm nhà hát Opera Hà Nội với hiệu ứng “Ngọc trai lấp lánh”. Ảnh phối cảnh

Vì sao hiếm doanh nghiệp tư nhân xây nhà hát?

Trên thế giới, việc xây dựng và duy trì một nhà hát opera là thách thức lớn, ngay cả với các quốc gia phát triển. Hiếm có doanh nghiệp tư nhân nào dám đầu tư vào các công trình này do chi phí ban đầu khổng lồ và nguồn lực tài chính liên tục cần thiết để duy trì hoạt động. Nhà hát Elbphilharmonie ở Hamburg, Đức, khánh thành năm 2017, có tổng chi phí lên tới 866 triệu EUR, gấp 10 lần dự toán ban đầu. Nhà hát Metropolitan Opera ở New York, với ngân sách hoạt động hàng năm khoảng 300 triệu USD, phụ thuộc chủ yếu vào quyên góp từ cá nhân và tổ chức.

Việc duy trì hoạt động của một nhà hát opera còn tốn kém hơn nhiều so với xây dựng. Các buổi biểu diễn nghệ thuật đỉnh cao có thể tiêu tốn hàng triệu USD, chưa kể thù lao cho các nghệ sĩ lừng danh. Những ngôi sao ca nhạc như Taylor Swift hay Celine Dion có biểu diễn lên tới 2 triệu USD. Tại Việt Nam, việc mời nghệ sĩ như Kenny G vài năm trước đòi hỏi ban tổ chức mất hai năm để chứng minh năng lực tài chính và khả năng tổ chức thành công.

2 nha hat la scala thu hut du khach.jpeg
Một buổi biểu diễn nghệ thuật đỉnh cao tại Nhà hát Opera La Scala - Biểu tượng nghệ thuật và lịch sử ở Milan, Italia.

Chi phí vận hành như bảo trì cơ sở vật chất, trả lương nhân viên, và tổ chức các sự kiện văn hóa cũng chiếm một khoản lớn. Các nhà hát opera nổi tiếng như La Scala (Ý), Palais Garnier (Pháp), hay Royal Opera House (Anh) đều được chính phủ hoặc các quỹ bảo trợ nghệ thuật hỗ trợ. Việc Sun Group đầu tư vào Nhà hát Opera Hà Nội là một quyết định táo bạo, thể hiện tâm huyết và trách nhiệm với sự phát triển văn hóa Việt Nam.

Thắp sáng thành phố, thắp sáng nhà hát

Sun Group đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật tại Việt Nam qua hơn một thập kỷ. Từ Đà Nẵng, Phú Quốc đến Cát Bà, tập đoàn này không chỉ xây dựng các công trình kiến trúc biểu tượng mà còn tổ chức các sự kiện văn hóa quy mô lớn, góp phần thúc đẩy du lịch và kinh tế địa phương. Tại Đà Nẵng, Cầu Vàng ở Bà Nà Hills và Lễ hội pháo hoa quốc tế (DIFF) đã trở thành thương hiệu văn hóa, thu hút hàng triệu du khách. Tại Phú Quốc, khu nghỉ dưỡng JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay là nơi tổ chức các triển lãm nghệ thuật và hòa nhạc quốc tế. Tại Cát Bà, Sun Group đầu tư vào các dự án bảo tồn văn hóa địa phương, kết hợp phát triển du lịch bền vững.

Cách làm của Sun Group là minh chứng cho mô hình hợp tác ba bên: Nhà nước - Nhà đầu tư - Nhà sáng tạo. Sự ủng hộ từ chính quyền, sự sáng tạo của các nghệ sĩ trong và ngoài nước, cùng tâm huyết của nhà đầu tư đã tạo nên những chương trình biểu diễn đặc sắc, làm phong phú đời sống văn hóa và nâng tầm thương hiệu quốc gia.

4 nha hat opera ha noi.jpg
Nhà hát Opera Hà Nội được kỳ vọng trở thành biểu tượng văn hoá mới của Thủ đô. Ảnh phối cảnh

Mang khát vọng kiến tạo một không gian văn hóa xứng tầm Thủ đô, Nhà hát Opera Hà Nội không chỉ là công trình kiến trúc mà còn là nơi hội tụ tinh hoa nghệ thuật Việt Nam và thế giới. Sun Group cam kết cùng chính quyền TP. Hà Nội để đảm bảo Nhà hát Opera Hà Nội hoạt động hiệu quả sau khi hoàn thành. Dự kiến, nhà hát sẽ trở thành điểm đến của các đoàn nghệ thuật quốc tế, nơi các nghệ sĩ lừng danh trình diễn.

5 nha hat opera ha noi.jpg
Nhà hát Opera Hà Nội sẽ trở thành điểm đến của các đoàn nghệ thuật quốc tế. Ảnh phối cảnh

Trong bối cảnh Việt Nam đang vươn mình trở thành quốc gia phát triển, doanh nghiệp tư nhân càng góp vai trò quan trọng. Họ không chỉ tạo việc làm, thúc đẩy kinh tế mà còn góp sức xây dựng bản sắc văn hóa và niềm tự hào dân tộc. Nhà hát Opera Hà Nội, khi hoàn thành sẽ là nơi các thế hệ người Việt để thưởng thức nghệ thuật và kể câu chuyện về một đất nước giàu truyền thống và luôn hướng tới tương lai.

Lệ Thanh

Các tin khác

Em gái Từ Hy Viên bất ổn

Nhiều nguồn tin cho biết tinh thần Từ Hy Đệ - em gái Từ Hy Viên - vẫn bất ổn. Cô tạm nghỉ nửa năm, chưa thể quay lại làm việc bình thường.

4 món nhất định phải có trong thực đơn giảm mỡ

Thay vì kiêng khem tinh bột, huấn luyện viên Hồng Hạnh khuyến khích ăn một lượng vừa đủ cơm trắng để đảm bảo năng lượng cho cơ thể làm việc, tránh tình trạng uể oải càng khiến bạn thèm ăn.

Đinh Vũ Hề - Mạnh Tử Nghĩa được mong tái hợp: Không "âm dương cách biệt"

Đinh Vũ Hề và Mạnh Tử Nghĩa là diễn viên khách mời trong "Hoài Thủy Trúc Đình" (tên cũ: Trúc Nghiệp Thiên) nhưng tuyến nhân vật có đủ đất để mở rộng thành một dự án riêng. Vì lần hợp tác ăn ý này của cả hai, không ít khán giả để xuất Đinh Vũ Hề, Mạnh Tử Nghĩa tái hợp.