Nhạc

Sân khấu Trống Đồng đóng cửa

Tóm tắt:
  • Sân khấu Trống Đồng tại TPHCM ngừng hoạt động do xuống cấp từ năm 2024.
  • Trống Đồng gắn với nhiều nghệ sĩ và khán giả suốt 30 năm, nhưng không còn phù hợp cho tổ chức live show.
  • Cát Phượng và Tô Hiếu chia sẻ nhiều kỷ niệm với Trống Đồng, muốn phục hồi sân khấu nhưng không thành công.
  • Thị hiếu khán giả hiện tại thiên về concert tại sân vận động, làm giảm sức hút của sân khấu truyền thống.
  • Trống Đồng từng có thông tin ngừng hoạt động năm 2019 nhưng được phủ nhận, giờ chính thức đóng cửa.

Trưa 9/5, bà Thu Hồng, đại diện Trống Đồng cho biết sân khấu không còn sáng đèn từ Tết Nguyên đán Ất Tỵ vì thiếu ban điều hành. Ngoài ra, cơ sở vật chất hiện xuống cấp trầm trọng, nhiều hạng mục đã hỏng nặng, không đáp ứng được việc tổ chức các show diễn. Hiện mặt bằng sân khấu được tận dụng làm bãi đậu xe và vật tư của Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh TP HCM.

Sân khấu Trống Đồng một thời xuống cấp. Ảnh: Mây Lang Thang

Bên ngoài sân khấu Trống Đồng năm 2022. Ảnh: Mây Lang Thang

Đêm nhạc lớn gần nhất tổ chức tại Trống Đồng có tên Cũng đành ngó lơ diễn ra tháng 7/2024 với sự tham gia của các gương mặt Hồ Văn Cường, Hà Vân, Quốc Đại, nhóm hài Gia Bảo.

Nhiều năm qua, điểm diễn này dần vắng bóng khán giả, chỉ xôm tụ ở một số dịp lễ Tết. Trống Đồng từng lao đao vì ảnh hưởng bởi dịch. Năm 2022, Công ty cổ phần Mây Lang Thang thuê sân khấu, sửa chữa để làm các đêm nhạc. Toàn bộ hàng ghế hỏng nặng được hàn lại hoặc thay mới phần khung sắt nhằm đảm bảo an toàn cho khán giả. Khu toilet, cổng vào và toàn bộ mặt tiền cũng được cải tạo. Sân khấu được đơn vị tổ chức mới sử dụng độc quyền trong một thời gian ngắn với khoảng hơn chục show diễn thì kết thúc hợp đồng vì không hiệu quả.

Cùng 126, Lan Anh, Trống Đồng là địa điểm văn hóa giải trí lâu đời của TP HCM, nơi lưu thanh xuân của nhiều thế hệ khán giả. Trước đó, sân khấu Lan Anh cũng đóng cửa nhưng ban quản lý không đề cập nguyên nhân.

Trống Đồng thành lập vào tháng 6/1989 với mô hình hoạt động nhỏ gọn, phục vụ số ít người yêu nhạc. Năm 1990, Sở Văn hóa Thông tin TP HCM (nay là Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM) cấp giấy phép cho điểm diễn này hoạt động ca nhạc chuyên nghiệp. Những năm đầu, sân khấu thô sơ, chưa được trang bị micro không dây, không có mái che. Dù vậy, tụ điểm ca nhạc này gắn chặt với đời sống giải trí của khán giả một thời, nâng đỡ nhiều tên tuổi như Ngọc Ánh, Quang Linh, Ngọc Sơn, Phương Thanh, Đan Trường, Hiền Thục, Thanh Thảo, Bảo Chung, Nhật Cường, Tấn Beo.

Ca sĩ Quang Hà cho biết buồn khi nghe tin bởi thời mới vào Sài Gòn lập nghiệp, đây là nơi anh được khán giả biết đến. "Lương lúc đó của tôi chỉ có 50 nghìn đồng cho ba bài nhưng được hát trên sân khấu lớn, có hình ảnh trên các băng rôn quảng cáo đêm nhạc. Không chỉ tôi, nhiều nghệ sĩ được khán giả yêu mến đều xuất phát từ sân khấu này", ca sĩ nói.

"Cạn dòng nước mắt" (Huỳnh Quốc Huy sáng tác) - Tăng Phúc hát ở Trống Đồng năm 2022. Video: Mai Nhật

Các tin khác

Chưa thể phá băng du lịch Triều Tiên

Giải Marathon quốc tế Bình Nhưỡng trở lại sau 5 năm nhưng lượng du khách tham gia giảm đáng kể, do những thay đổi về chính sách của quốc gia này.

Concert ATSH D-6 "đẩy thuyền" RHYDER - Captain Boy, Pháp Kiều - Dương Domic qua poster

Mọi công tác chuẩn bị cho concert ATSH D-6 vào tối 10/5 đang bước vào giai đoạn nước rút. Đáng chú ý, sau khi loạt poster được dựng, fan "cúp-lê" của dàn "anh trai" như Hải Đăng Doo - Hùng Huỳnh, RHYDER - Captain Boy, Pháp Kiều - Dương Domic... không khỏi trầm trồ vì ban tổ chức chuẩn "thuyền trưởng".