Làm đẹp

Điều gì xảy ra khi tập thể dục lúc bụng đói?

Tóm tắt:
  • Tập thể dục khi bụng đói có thể gây hạ đường huyết, chóng mặt và ngất xỉu do thiếu glucose.
  • Việc thiếu năng lượng khiến cơ thể tiêu hao cơ bắp, giảm sức mạnh và làm chậm trao đổi chất.
  • Hormone cortisol tăng cao gây rối loạn giấc ngủ, tăng mỡ bụng và suy giảm miễn dịch.
  • Axit dạ dày tăng sản xuất gây trào ngược, đầy hơi và viêm dạ dày khi tập luyện lúc đói.
  • Tập khi đói làm giảm hiệu suất, gây mệt mỏi và tăng nguy cơ vấn đề tim mạch.

Nhiều người tin rằng tập thể dục khi bụng đói sẽ giúp đốt cháy nhiều mỡ hơn. Tuy nhiên, cơ thể giống như một cỗ máy, cũng cần nhiên liệu đầy đủ trước khi hoạt động.

Tập thể dục hoặc đi bộ là một trong những thói quen tốt cho sức khỏe lâu dài (Ảnh: Time of India)

Tập thể dục hoặc đi bộ là một trong những thói quen tốt cho sức khỏe lâu dài (Ảnh: Time of India)

Việc tập luyện khi bụng đói có thể gây hại nhiều hơn lợi. Theo Time of India, tập thể dục khi bụng đói có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe dưới đây.

Hạ đường huyết

Tập thể dục khi bụng đói có thể gây ra sự sụt giảm đột ngột lượng đường trong máu. Khi cơ thể không đủ glucose để đốt cháy thành năng lượng, nó sẽ phản ứng bằng cách làm chậm các chức năng thiết yếu.

Điều này có thể dẫn đến chóng mặt, run rẩy, lú lẫn, đau đầu và thậm chí ngất xỉu. Đối với một số người, nó có thể bắt đầu chỉ với cảm giác mệt mỏi, nhưng với những người đã có tiền sử hạ đường huyết thì sẽ trở nên trầm trọng hơn.

Tiêu hao cơ bắp

Tập thể dục khi bụng đói sẽ khiến cơ thể buộc phải vận động, để thích ứng với nồng độ đường trong máu thấp, cơ thể sẽ tiêu tốn rất nhiều cơ bắp, phân giải đường và không duy trì được nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Theo thời gian, điều này dẫn đến mất cơ, sức mạnh yếu hơn và quá trình trao đổi chất chậm hơn.

Mất cân bằng nội tiết tố

Tập luyện với chiếc bụng đói có thể ảnh hưởng đến các hormone điều chỉnh căng thẳng và quá trình trao đổi chất. Ví dụ, hormone căng thẳng cortisol tăng vọt khi cơ thể chịu áp lực và thiếu nhiên liệu.

Khi nồng độ cortisol duy trì ở mức cao trong thời gian dài, nó có thể gây rối loạn giấc ngủ, tăng mỡ bụng và thậm chí làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Sự mất cân bằng nội tiết tố này có thể gây khó khăn hơn trong việc duy trì sức khỏe hoặc đạt được bất kỳ mục tiêu tập luyện nào đã đặt ra.

Các vấn đề về dạ dày

Khi không có thức ăn trong dạ dày, dạ dày tăng sản xuất axit để tiêu hóa. Trong quá trình hoạt động thể chất, axit này có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và dẫn đến trào ngược dạ dày, đầy hơi hoặc thậm chí là viêm dạ dày.\

Với một số người, tình trạng này bắt đầu bằng cảm giác khó chịu nhẹ, nhưng về lâu dài, nó có thể phát triển thành các vấn đề tiêu hóa mạn tính, gây cản trở cuộc sống hàng ngày.

Tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch

Việc tập thể dục khi bụng đói có thể làm giảm lưu lượng máu đến tim ở một số người. Điều này đặc biệt rủi ro đối với những người có bệnh tim tiềm ẩn.

Ngay cả ở những người khỏe mạnh, mức năng lượng kém do không có thức ăn trong dạ dày có thể gây thêm căng thẳng cho tim trong quá trình tập luyện cường độ cao, làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim và đau ngực.

Mệt mỏi và hiệu suất tập luyện kém

Cơ thể không có năng lượng từ thức ăn sẽ nhanh chóng hết nhiên liệu, dẫn đến mệt mỏi, khó thở và giảm đáng kể hiệu suất tập luyện. Cơ thể sẽ không thể gắng sức trong suốt buổi tập, và chất lượng bài tập bị ảnh hưởng. Theo thời gian, sự mệt mỏi liên tục này có thể dẫn đến kiệt sức hoàn toàn hoặc mất động lực để duy trì hoạt động.

Các tin khác

Hoa hậu Hoàn vũ Thái Lan bị chỉ trích

Anntonia Porsild - Hoa hậu Hoàn vũ Thái Lan 2023 - đang hứng chịu nhiều chỉ trích sau những phát ngôn liên quan tới Veena Praveenar Singh - thí sinh sáng giá của cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Thái Lan 2025.

Đại Nghĩa vẫn phải ra sân khấu khi mẹ hôn mê sâu

Đồng nghiệp tiết lộ MC Đại Nghĩa vẫn lên sân khấu, hoàn thành hai vai diễn khi mẹ anh đang hôn mê sâu ở bệnh viện. “Vẫn nhảy múa, cười nói, khóc than… và nhận thật nhiều tràng vỗ tay vang dội từ khán giả”, Ngọc Ánh chia sẻ.