Ẩm thực

Bánh mì 12.000 đồng bán hơn 45 năm ở phố cổ Hà Nội

Nằm ở góc nhỏ trên vỉa hè phố Hàng Gai, cách hồ Gươm khoảng 300 m, hàng bánh mì của chị Linh luôn đông khách mỗi buổi sáng. Quầy bánh trước đây nằm ở đầu phố Tô Tịch, chuyển tới địa chỉ mới sau bão Yagi tháng 9/2024, cách nơi cũ vài chục mét.

Từ 7 đến 9h mỗi sáng, nhiều khách xếp hàng mua bánh mang đi hoặc ngồi ăn tại chỗ. Ba nhân viên luôn tay không ngừng, một người nướng bánh, một người làm nhân, một người đóng gói và thu tiền. Ảnh: Hoàng Giang

Nằm ở góc nhỏ trên vỉa hè phố Hàng Gai, cách hồ Gươm khoảng 300 m, hàng bánh mì của chị Linh luôn đông khách mỗi buổi sáng. Quầy bánh trước đây nằm ở đầu phố Tô Tịch, chuyển tới địa chỉ mới sau bão Yagi tháng 9/2024, cách nơi cũ vài chục mét.

Từ 7 đến 9h mỗi sáng, nhiều khách xếp hàng mua bánh mang đi hoặc ngồi ăn tại chỗ. Ba nhân viên luôn tay không ngừng, một người nướng bánh, một người làm nhân, một người đóng gói và thu tiền. Ảnh: Hoàng Giang

Mở bán từ năm 1979, đây là một trong những hàng bánh mì truyền thống lâu đời nhất Hà Nội còn duy trì đến ngày nay. Chủ tiệm Nguyễn Thị Linh (áo trắng), 41 tuổi, cho biết tiếp quản công việc từ mẹ chồng năm 2014 và giữ nguyên nhân bánh, cũng như cách bán hàng.

"Từ khi nối nghiệp mẹ chồng, điều tôi vui nhất là vẫn luôn được khách ủng hộ", chị Linh cho hay.

Mở bán từ năm 1979, đây là một trong những hàng bánh mì truyền thống lâu đời nhất Hà Nội còn duy trì đến ngày nay. Chủ tiệm Nguyễn Thị Linh (áo trắng), 41 tuổi, cho biết tiếp quản công việc từ mẹ chồng năm 2014 và giữ nguyên nhân bánh, cũng như cách bán hàng.

"Từ khi nối nghiệp mẹ chồng, điều tôi vui nhất là vẫn luôn được khách ủng hộ", chị Linh cho hay.

Nhân bánh truyền thống gồm pate, xúc xích, thịt xá xíu, bơ và ruốc, với một chút muối tiêu. Phần nhân được làm thủ công hàng ngày, gồm cả tương ớt. Trong đó, điều khác biệt nhất nằm ở "xúc xích đỏ".

"Xúc xích được làm từ thịt và bì lợn, xay rồi hấp trong 5 tiếng, cùng một số bí quyết gia truyền. Phần xúc xích sau khi hoàn thành sẽ được thái mỏng bằng máy", chị Linh nói.

Nhân bánh truyền thống gồm pate, xúc xích, thịt xá xíu, bơ và ruốc, với một chút muối tiêu. Phần nhân được làm thủ công hàng ngày, gồm cả tương ớt. Trong đó, điều khác biệt nhất nằm ở "xúc xích đỏ".

"Xúc xích được làm từ thịt và bì lợn, xay rồi hấp trong 5 tiếng, cùng một số bí quyết gia truyền. Phần xúc xích sau khi hoàn thành sẽ được thái mỏng bằng máy", chị Linh nói.

Bánh mì được đặt từ lò quen nhiều năm gần ga Hà Nội, vận chuyển liên tục thành nhiều đợt trong buổi sáng. Sau đó, bánh được làm nóng tại lò thủ công trước khi phục vụ khách.

Bánh mì được đặt từ lò quen nhiều năm gần ga Hà Nội, vận chuyển liên tục thành nhiều đợt trong buổi sáng. Sau đó, bánh được làm nóng tại lò thủ công trước khi phục vụ khách.

Một chiếc bánh mì với đầy đủ nhân có giá 12.000 đồng. Một số người muốn ăn nhiều nhân có thể gọi 15.000 đồng hoặc 20.000 đồng. Mỗi ngày chị Linh bán được từ 700 đến 800 ổ.

Anh Việt Anh, sống tại quận Hoàng Mai nhưng thường xuyên ghé ăn bánh mì ở đây vì hương vị quen thuộc và giá bánh "rẻ nhất Hà Nội".

Một chiếc bánh mì với đầy đủ nhân có giá 12.000 đồng. Một số người muốn ăn nhiều nhân có thể gọi 15.000 đồng hoặc 20.000 đồng. Mỗi ngày chị Linh bán được từ 700 đến 800 ổ.

Anh Việt Anh, sống tại quận Hoàng Mai nhưng thường xuyên ghé ăn bánh mì ở đây vì hương vị quen thuộc và giá bánh "rẻ nhất Hà Nội".

Khi được hỏi vì sao không bổ sung thêm các loại nhân hay nước sốt cho mới lạ, chị Linh cho biết bao nhiêu năm nay vẫn vậy, cái đặc biệt của bánh mì nhà chị nằm ở việc duy trì hương vị truyền thống.

"Giờ thêm các loại nhân mới giống nhiều nơi khác, có thể sẽ mất nhiều khách. Mọi người quen vì cái hương vị", chị Linh nói thêm.

Ngoài ra, chị cũng cho biết không có ý định mở cửa hàng vì phục vụ khách quen là chính, không muốn chuyển đi nơi nào khác và cũng không có điều kiện tài chính khi chủ yếu "lấy công làm lãi". Suốt hơn 45 năm qua, hàng bánh mì đã chuyển địa điểm 5-6 lần, nhưng vẫn duy trì ở khu vực quanh vỉa hè phố Hàng Gai.

Khi được hỏi vì sao không bổ sung thêm các loại nhân hay nước sốt cho mới lạ, chị Linh cho biết bao nhiêu năm nay vẫn vậy, cái đặc biệt của bánh mì nhà chị nằm ở việc duy trì hương vị truyền thống.

"Giờ thêm các loại nhân mới giống nhiều nơi khác, có thể sẽ mất nhiều khách. Mọi người quen vì cái hương vị", chị Linh nói thêm.

Ngoài ra, chị cũng cho biết không có ý định mở cửa hàng vì phục vụ khách quen là chính, không muốn chuyển đi nơi nào khác và cũng không có điều kiện tài chính khi chủ yếu "lấy công làm lãi". Suốt hơn 45 năm qua, hàng bánh mì đã chuyển địa điểm 5-6 lần, nhưng vẫn duy trì ở khu vực quanh vỉa hè phố Hàng Gai.

Quán bán từ 5h15 đến 10h30 phục vụ khách ăn sáng, trong đó khung giờ đông nhất là từ 7h đến 9h, sau đó thưa dần. Khách có thể ngồi ăn tại chỗ, khoảng 10 người cùng lúc. Hiện hàng bánh mì còn bán thêm nước đậu đen và sữa đậu nành. Pate bán mang về với giá 60.000 đồng một kg.

Anh Thanh Tùng, nhân viên văn phòng ở phố Lê Thái Tổ, khách quen hơn 10 năm, cho hay mỗi tuần ghé quán 2-3 lần. Nhiều hôm cuối tuần anh cũng quay lại mua cho con trai vì cháu cũng thích và ăn loại "15.000 đồng mới đủ no".

Quán bán từ 5h15 đến 10h30 phục vụ khách ăn sáng, trong đó khung giờ đông nhất là từ 7h đến 9h, sau đó thưa dần. Khách có thể ngồi ăn tại chỗ, khoảng 10 người cùng lúc. Hiện hàng bánh mì còn bán thêm nước đậu đen và sữa đậu nành. Pate bán mang về với giá 60.000 đồng một kg.

Anh Thanh Tùng, nhân viên văn phòng ở phố Lê Thái Tổ, khách quen hơn 10 năm, cho hay mỗi tuần ghé quán 2-3 lần. Nhiều hôm cuối tuần anh cũng quay lại mua cho con trai vì cháu cũng thích và ăn loại "15.000 đồng mới đủ no".

Các tin khác

Phong cách ngư dân thành mốt hot

Kiểu mặc lấy cảm hứng từ ngư dân với các món như giày lưới, áo kẻ, mũ tai bèo đang được nhiều người theo đuổi.

Vì sao doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây Nhà hát Opera Hà Nội?

Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại, như một nhà hát opera, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.

Em gái Từ Hy Viên bất ổn

Nhiều nguồn tin cho biết tinh thần Từ Hy Đệ - em gái Từ Hy Viên - vẫn bất ổn. Cô tạm nghỉ nửa năm, chưa thể quay lại làm việc bình thường.