Làng Từ Vân, thuộc xã Lê Lợi, Thường Tín, cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km. Nơi đây nổi tiếng với nghề làm cờ có truyền thống từ thế kỷ 16 và phát triển mạnh mẽ qua các triều đại sau.
Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thợ Từ Vân đã gấp rút thêu cờ đỏ sao vàng để chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa. Hàng vạn lá cờ do người Từ Vân may đã xuất hiện tại quảng trường Ba Đình trong lễ Tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Hiện nay, các xưởng cờ ở Từ Vân áp dụng máy cắt vải, công nghệ in lưới và máy may tự động, giúp nâng cao năng suất và chất lượng. Bên cạnh đó, làng vẫn phát triển các sản phẩm chất lượng cao hơn, làm thủ công, đó là thêu tay.
Theo VnExpress , sản phẩm này đòi hỏi sự tỉ mỉ trong cả quá trình. Yêu cầu thêu không được chồng chéo chỉ lên nhau, chỉ rải một lớp, tách 5 cánh sao tách biệt và có độ bóng. Với thợ lành nghề tốn 2-3 ngày thực hiện, người mới vào nghề có thể tốn cả tuần để hoàn thành.
Nghề may cờ ở Từ Vân đã trải qua gần 80 năm, với ba đến bốn thế hệ gia đình liên tục kế thừa, duy trì và truyền bá kỹ thuật thủ công cùng quy trình sản xuất chất lượng. Mỗi năm, Từ Vân cung cấp hàng triệu lá cờ cho cả nước vào những dịp đặc biệt, góp phần giữ gìn giá trị lịch sử và niềm tự hào dân tộc.
* Tham khảo từ VnExpress, Quân đội nhân dân, Người Hà Nội, Kinh tế & Đô thị, Lao Động