Nhạc

Xúc động với giọng hát Tân Nhàn và nghe bản tin chiến thắng ngày 30/4/1975

Tóm tắt:
  • Chương trình "Khúc ca khải hoàn" diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội ngày 25/4.
  • Gồm 3 phần: Hà Nội chiến thắng, Sài Gòn giải phóng, đất nước đổi mới.
  • Hơn 100 thiếu nhi biểu diễn trong tiết mục hát múa kỷ niệm chiến thắng.
  • Phóng sự tái hiện bản tin chiến thắng ngày 30/4 và 1/5/1975 được trình chiếu.
  • Các nghệ sĩ thể hiện các ca khúc mang ý nghĩa lịch sử và tương lai của Việt Nam.

Tối 25/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra chương trình chính luận nghệ thuật Khúc ca khải hoàn.

Với 3 phần: Hà Nội nghe tin chiến thắng, Tiến về Sài Gòn, Đất nước sau thống nhất, chương trình giúp khán giả nhìn lại chặng đường lịch sử đã qua, truyền tải tinh thần xây dựng, hội nhập, đổi mới mạnh mẽ của Việt Nam trong thời đại mới. 

AP5I1955.jpg
Hơn 100 em thiếu nhi trong tiết mục hát - múa "Như có Bác trong ngày đại thắng".

Một trong những điểm nhấn của chương trình là phóng sự tái hiện 2 bản tin chiến thắng phát sóng ngày 30/4 và 1/5/1975.

Bản tin phát sóng ngày 30/4/1975 từ Đài Tiếng nói Việt Nam tại Hà Nội với giọng đọc của phát thanh viên Tuyết Mai là lời xác tín đầu tiên gửi đi từ trái tim Thủ đô đến toàn dân tộc: “Chiến dịch Hồ Chí Minh đã toàn thắng. Thành phố Sài Gòn đã hoàn toàn giải phóng. Cờ Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã tung bay trên nóc Phủ tổng thống Ngụy quyền…”. 

Đến tối 1/5/1975, Đài vô tuyến truyền hình Sài Gòn Giải Phóng phát đi bản tin thứ 2 từ chính nơi vừa giải phóng. Đó là buổi phát hình đầu tiên của đài truyền hình mới tiếp quản nhưng mang sứ mệnh mở ra một kỷ nguyên mới: “Đây là Đài vô tuyến truyền hình Sài Gòn Giải Phóng, phát thanh từ Sài Gòn, kính chào đồng bào ruột thịt và yêu quý… Hồi 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, thành phố anh hùng và vinh quang của chúng ta đã được giải phóng…”.

AP5I1760.jpg
NSƯT Tân Nhàn.

Chương trình không chỉ tri ân quá khứ mà còn hướng đến tương lai. Sự xuất hiện của hơn 100 em thiếu nhi trong tiết mục hát - múa Như có Bác trong ngày đại thắng là hình ảnh minh chứng sinh động cho tinh thần đó - một Việt Nam đang chuyển mình nhưng không quên cội nguồn.

Ca sĩ Đông Hùng với Tiến về Sài Gòn đầy hào hùng, Bão nổi lên rồi - ca khúc sáng tác thần tốc của nhạc sĩ Trọng Bằng dịp Tết Mậu Thân 1968 - được nhóm Oplus thể hiện với tinh thần truyền lửa đến thế hệ trẻ. Ca sĩ Nguyễn Trần Trung Quân gây ấn tượng với liên khúc Mẹ yêu con - Giải phóng miền Nam cùng bản phối điện tử hiện đại.

Trong khi đó, NSƯT Tân Nhàn chọn lối thể hiện lắng sâu với mashup Tiến lên chiến sĩ đồng bào - Hà Nội, Huế, Sài GònLời ca dâng Bác. Nữ nghệ sĩ tâm sự: “Tôi không sống trong thời chiến nhưng khi cất tiếng hát, tôi thấy tự hào và biết ơn thế hệ cha ông đã hy sinh vì độc lập Tổ quốc”.

NSƯT Lan Anh xúc động chia sẻ, khi cất giọng hát bài Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh, tôi cảm nhận rõ niềm tự hào dân tộc, niềm vui phơi phới của một mùa xuân thống nhất.

Ảnh: BTC

Nhạc sĩ Nguyễn Cường tuổi 82 tập thể dục 3 tiếng/ngày, chia sẻ về vợ kém 19 tuổi
Nhạc sĩ Nguyễn Cường tuổi 82 tập thể dục 3 tiếng/ngày, chia sẻ về vợ kém 19 tuổi
Ở tuổi 82, nhạc sĩ Nguyễn Cường vẫn phong độ và tếu táo nói rằng xấu hổ khi bị cho là già.
NSND Quang Thọ làm điều bất ngờ chưa từng có ở tuổi U80
NSND Quang Thọ làm điều bất ngờ chưa từng có ở tuổi U80
Là giọng ca thường thể hiện các ca khúc chính luận, nhạc cách mạng nhưng lần đầu tiên NSND Quang Thọ phá cách, hát ca khúc dành cho giới trẻ.
Nhạc trưởng Lê Phi Phi chỉ huy hòa nhạc đặc biệt chưa từng có ở Việt Nam
Nhạc trưởng Lê Phi Phi chỉ huy hòa nhạc đặc biệt chưa từng có ở Việt Nam
Nhạc trưởng Lê Phi Phi chỉ huy dàn nhạc Giao hưởng Dân tộc - Thính phòng quy mô lớn chưa từng có với hơn 100 nghệ sĩ.

Các tin khác

Sở Kiều truyện 2 đã khởi quay chưa?

Sở Kiều truyện phần 1 do Lâm Canh Tân và Triệu Lệ Dĩnh đóng chính kết thúc để lại nhiều tiếc nuối cho khán giả, vậy Sở Kiều truyện 2 đã khởi quay chưa?