Nhạc

Tổng Bí thư Tô Lâm hòa giọng cùng nghệ sĩ trong "Đất nước trọn niềm vui"

Tóm tắt:
  • Chương trình kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước tại TP HCM có sự góp mặt của lãnh đạo cao cấp.
  • Tổng Bí thư Tô Lâm bất ngờ hát chung bài "Như có Bác trong ngày đại thắng".
  • Chương trình gồm ba phần: Khát vọng thống nhất, vươn lên, hùng cường, quy tụ hơn 1.000 nghệ sĩ.
  • Nhiều tiết mục tái hiện chiến thắng lịch sử và hình ảnh đất nước qua công nghệ mapping, pháo hoa.
  • Khán giả cảm xúc trước quy mô và ý nghĩa sâu sắc của chương trình hoành tráng này.

Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước diễn ra tại Hội trường Thống Nhất TP HCM (Dinh Độc Lập), có sự góp mặt của các lãnh đạo cấp cao nhà nước, trong đó có Tổng Bí thư Tô Lâm - Bí thư Quân ủy Trung ương, ông Nguyễn Minh Triết - nguyên Chủ tịch nước, ông Nguyễn Tấn Dũng - nguyên Thủ tướng Chính phủ.

Sau hai giờ, đêm nhạc khép lại với ca khúc Như có Bác trong ngày đại thắng (nhạc sĩ Phạm Tuyên). Khán giả vỡ òa khi Tổng Bí thư Tô Lâm bất ngờ bước lên sân khấu hòa giọng với các nghệ sĩ. Mọi người cùng vỗ tay cất tiếng hát, tạo nhiều cảm xúc cho chương trình.

Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước diễn ra tại Hội trường Thống Nhất TP HCM (Dinh Độc Lập), có sự góp mặt của các lãnh đạo cấp cao nhà nước, trong đó có Tổng Bí thư Tô Lâm - Bí thư Quân ủy Trung ương, ông Nguyễn Minh Triết - nguyên Chủ tịch nước, ông Nguyễn Tấn Dũng - nguyên Thủ tướng Chính phủ.

Sau hai giờ, đêm nhạc khép lại với ca khúc Như có Bác trong ngày đại thắng (nhạc sĩ Phạm Tuyên). Khán giả vỡ òa khi Tổng Bí thư Tô Lâm bất ngờ bước lên sân khấu hòa giọng với các nghệ sĩ. Mọi người cùng vỗ tay cất tiếng hát, tạo nhiều cảm xúc cho chương trình.


Tiết mục Như có Bác trong ngày đại thắng khép lại chương trình "Đất nước trọn niềm vui".

Tổng Bí thư ngồi cạnh ông Nguyễn Minh Triết - nguyên Chủ tịch nước (trái). Suốt chương trình, Tổng Bí thư Tô Lâm chăm chú xem từng tiết mục. Ông còn vẫy cờ hòa theo giai điệu liên khúc Đất nước trọn niềm vui (nhạc sĩ Hoàng Hà) - Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh (nhạc sĩ Xuân Hồng).

Tổng Bí thư ngồi cạnh ông Nguyễn Minh Triết - nguyên Chủ tịch nước (trái). Suốt chương trình, Tổng Bí thư Tô Lâm chăm chú xem từng tiết mục. Ông còn vẫy cờ hòa theo giai điệu liên khúc Đất nước trọn niềm vui (nhạc sĩ Hoàng Hà) - Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh (nhạc sĩ Xuân Hồng).

Chương trình do Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chỉ đạo thực hiện, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ đạo nội dung và nghệ thuật, Cục Tuyên huấn tổ chức, Quân khu 7 chủ trì phối hợp thực hiện.

Đêm nhạc gồm ba chương: Khát vọng thống nhất, Khát vọng vươn lên và Khát vọng hùng cường.

Chương trình do Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chỉ đạo thực hiện, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ đạo nội dung và nghệ thuật, Cục Tuyên huấn tổ chức, Quân khu 7 chủ trì phối hợp thực hiện.

Đêm nhạc gồm ba chương: Khát vọng thống nhất, Khát vọng vươn lên và Khát vọng hùng cường.

Show quy tụ hơn 1.000 ca sĩ, nghệ sĩ các đoàn văn công quân khu, quân chủng, Biên phòng, Nhà hát Quân đội, Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội, Đoàn Nghi lễ Quân đội, diễn viên quần chúng, các trường múa, trường đại học tại TP HCM. Trong đó có các gương mặt nổi bật như: NSND Thanh Thúy, ca sĩ Cẩm Vân, Tùng Dương, Vũ Thắng Lợi.

Show quy tụ hơn 1.000 ca sĩ, nghệ sĩ các đoàn văn công quân khu, quân chủng, Biên phòng, Nhà hát Quân đội, Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội, Đoàn Nghi lễ Quân đội, diễn viên quần chúng, các trường múa, trường đại học tại TP HCM. Trong đó có các gương mặt nổi bật như: NSND Thanh Thúy, ca sĩ Cẩm Vân, Tùng Dương, Vũ Thắng Lợi.

Dàn nghệ sĩ "Anh trai vượt ngàn chông gai": Ca sĩ Thanh Duy, Đăng Khôi, Cường Seven, cựu cầu thủ Hồng Sơn, hóa trang trong hình ảnh người bộ đội, thể hiện nhạc phẩm Hát về cây lúa hôm nay (Rhymastic, SlimV hòa âm phối khí). NSND Tự Long ngẫu hứng phần hát chèo ở đoạn mở đầu khiến nhạc phẩm thêm phần mới mẻ.

Thanh Duy cho biết: "Tôi biết ơn và trân trọng những khoảnh khắc tuyệt vời như thế cùng đồng nghiệp. Tôi có cảm giác như đang trong một đoàn văn công thực thụ". Còn ca sĩ Đăng Khôi: "Khi các giai điệu hào hùng vang lên, lòng tôi dâng trào biết bao cảm xúc, sự tự hào và cả trách nhiệm. Tôi cảm nhận được niềm vui vỡ òa của hàng triệu con tim Việt Nam trong ngày non sông liền một dải".

Dàn nghệ sĩ "Anh trai vượt ngàn chông gai": Ca sĩ Thanh Duy, Đăng Khôi, Cường Seven, cựu cầu thủ Hồng Sơn, hóa trang trong hình ảnh người bộ đội, thể hiện nhạc phẩm Hát về cây lúa hôm nay (Rhymastic, SlimV hòa âm phối khí). NSND Tự Long ngẫu hứng phần hát chèo ở đoạn mở đầu khiến nhạc phẩm thêm phần mới mẻ.

Thanh Duy cho biết: "Tôi biết ơn và trân trọng những khoảnh khắc tuyệt vời như thế cùng đồng nghiệp. Tôi có cảm giác như đang trong một đoàn văn công thực thụ". Còn ca sĩ Đăng Khôi: "Khi các giai điệu hào hùng vang lên, lòng tôi dâng trào biết bao cảm xúc, sự tự hào và cả trách nhiệm. Tôi cảm nhận được niềm vui vỡ òa của hàng triệu con tim Việt Nam trong ngày non sông liền một dải".

Dàn "Anh trai vượt ngàn chông gai" thể hiện nhạc phẩm Hát về cây lúa hôm nay.

Nghệ sĩ Thanh Thúy biểu diễn Vàm Cỏ Đông (nhạc sĩ Trương Quang Lục). Nhiều khán giả hát theo đoạn điệp khúc của nhạc phẩm: "Ơi Vàm Cỏ Đông, ơi hỡi dòng sông/ Nước xanh biên biếc chẳng đổi thay dòng".

Nghệ sĩ Thanh Thúy biểu diễn Vàm Cỏ Đông (nhạc sĩ Trương Quang Lục). Nhiều khán giả hát theo đoạn điệp khúc của nhạc phẩm: "Ơi Vàm Cỏ Đông, ơi hỡi dòng sông/ Nước xanh biên biếc chẳng đổi thay dòng".


Tiết mục Vàm Cỏ Đông.

Ca sĩ Cẩm Vân hát bản hit gắn liền với sự nghiệp - Bài ca không quên (nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn). Dù thể hiện nhạc phẩm nhiều lần trên các sân khấu, qua bao năm tháng, mỗi khi Cẩm Vân cất tiếng hát: "Có một bài ca không bao giờ quên...", chị luôn truyền cảm xúc đến khán giả với phong cách và chất giọng trữ tình.

Năm 1980, nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn viết ca khúc này cho bộ phim cùng tên. Lúc đó, Cẩm Vân mới đi hát, chưa được khán giả chú ý. Ngoài Cẩm Vân, nhiều giọng nam nổi tiếng cũng thử giọng với nhạc phẩm, nhưng chị là ca sĩ duy nhất được tác giả chọn. Sau khi phim được chiếu, nhạc phẩm gây tiếng vang, tạo động lực cho Cẩm Vân theo đuổi con đường ca hát.

Ca sĩ Cẩm Vân hát bản hit gắn liền với sự nghiệp - Bài ca không quên (nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn). Dù thể hiện nhạc phẩm nhiều lần trên các sân khấu, qua bao năm tháng, mỗi khi Cẩm Vân cất tiếng hát: "Có một bài ca không bao giờ quên...", chị luôn truyền cảm xúc đến khán giả với phong cách và chất giọng trữ tình.

Năm 1980, nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn viết ca khúc này cho bộ phim cùng tên. Lúc đó, Cẩm Vân mới đi hát, chưa được khán giả chú ý. Ngoài Cẩm Vân, nhiều giọng nam nổi tiếng cũng thử giọng với nhạc phẩm, nhưng chị là ca sĩ duy nhất được tác giả chọn. Sau khi phim được chiếu, nhạc phẩm gây tiếng vang, tạo động lực cho Cẩm Vân theo đuổi con đường ca hát.


Tiết mục Bài ca không quên.

Trong chương trình, Tùng Dương thể hiện hai nhạc phẩm Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh (nhạc sĩ Xuân Hồng) và Tình ca người thợ mỏ (nhạc sĩ Hoàng Vân). Vừa hát anh vừa giao lưu với khán giả.

Trong chương trình, Tùng Dương thể hiện hai nhạc phẩm Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh (nhạc sĩ Xuân Hồng) và Tình ca người thợ mỏ (nhạc sĩ Hoàng Vân). Vừa hát anh vừa giao lưu với khán giả.


Liên khúc Đất nước trọn niềm vui - Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh.

Các tiết mục được dàn dựng, đầu tư kỹ lưỡng về hình ảnh, ánh sáng. Lồng vào các bài hát là những thước phim tư liệu về chiến thắng lịch sử của dân tộc hay hình ảnh đất nước thời kỳ đổi mới, được chiếu trên màn hình LED, ứng dụng kỹ thuật mapping. Ban tổ chức còn tạo điểm nhấn cho sân khấu bằng hiệu ứng cột lửa, visual, pháo hoa.

Các tiết mục được dàn dựng, đầu tư kỹ lưỡng về hình ảnh, ánh sáng. Lồng vào các bài hát là những thước phim tư liệu về chiến thắng lịch sử của dân tộc hay hình ảnh đất nước thời kỳ đổi mới, được chiếu trên màn hình LED, ứng dụng kỹ thuật mapping. Ban tổ chức còn tạo điểm nhấn cho sân khấu bằng hiệu ứng cột lửa, visual, pháo hoa.

Các chiến sĩ lực lượng vũ trang, thanh niên các đoàn thể góp mặt tại chương trình.

Các chiến sĩ lực lượng vũ trang, thanh niên các đoàn thể góp mặt tại chương trình.

Hàng nghìn khán giả xếp hàng, ngồi ở công viên 30/4, theo dõi chương trình qua các màn hình LED được đặt phía trước Dinh Độc Lập.

"Chương trình rất nhiều cảm xúc. Mỗi phần biểu diễn có hàng trăm diễn viên phối hợp ca sĩ trên sân khấu. Số lượng người đông nhưng bài bản lớp lang, bố cục gọn gàng", khán giả Thu Cúc nói. Còn ông An Văn Quynh, 74 tuổi, thuộc hội Cựu chiến binh TP HCM, cho biết: "Chủ đề chương trình bao trùm được ý nghĩa của dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Lần đầu tiên tôi được xem một chương trình nghệ thuật hoành tráng như thế".

Hàng nghìn khán giả xếp hàng, ngồi ở công viên 30/4, theo dõi chương trình qua các màn hình LED được đặt phía trước Dinh Độc Lập.

"Chương trình rất nhiều cảm xúc. Mỗi phần biểu diễn có hàng trăm diễn viên phối hợp ca sĩ trên sân khấu. Số lượng người đông nhưng bài bản lớp lang, bố cục gọn gàng", khán giả Thu Cúc nói. Còn ông An Văn Quynh, 74 tuổi, thuộc hội Cựu chiến binh TP HCM, cho biết: "Chủ đề chương trình bao trùm được ý nghĩa của dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Lần đầu tiên tôi được xem một chương trình nghệ thuật hoành tráng như thế".

Các tin khác