Showbiz

Nhạc kịch "Thằng Cười" tái hiện tác phẩm cùng tên của Victor Hugo

Tóm tắt:
  • Vở nhạc kịch "Thằng Cười" được chuyển thể từ tiểu thuyết của Victor Hugo, do học sinh Trường Olympia biểu diễn.
  • Chương trình diễn ra lúc 20h ngày 6/4 tại Nhà hát Âu Cơ, Hà Nội.
  • Câu chuyện xoay quanh Gwynplaine, cậu bé quý tộc bị bắt cóc và mang nụ cười méo mó.
  • Gwynplaine đấu tranh cho công lý nhưng bị xem thường bởi giới thượng lưu tàn nhẫn.
  • Học sinh tìm hiểu tác phẩm qua việc xây dựng kịch bản và tập luyện, nâng cao hiểu biết về nhân văn.

Chương trình diễn ra vào lúc 20h ngày 6/4 tại Nhà hát Âu Cơ, Hà Nội.

Nhạc kịch Thằng Cười tái hiện tác phẩm cùng tên của Victor Hugo - 1

Vở nhạc kịch "Thằng Cười" được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Victor Hugo (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Vở nhạc kịch kể về cuộc đời bi kịch của Gwynplaine - cậu bé quý tộc bị bắt cóc, bị rạch mặt và vĩnh viễn mang nụ cười méo mó.

Dù lớn lên trong nghịch cảnh nhưng nhờ tình yêu thương của cha nuôi Ursus và cô gái mù Dea, cậu vẫn giữ được tâm hồn trong sáng, ôm ấp lý tưởng về một thế giới công bằng.

Khi thân phận thật được tiết lộ, Gwynplaine bước vào hàng ngũ quý tộc, ngỡ rằng với địa vị mới, cậu có thể thực hiện khát vọng thay đổi xã hội. Tuy nhiên, trong mắt giới thượng lưu tàn nhẫn, ích kỷ và tham lam, cậu mãi chỉ là một thằng hề mua vui.

Tuyệt vọng trước sự tàn nhẫn, Gwynplaine lựa chọn con đường trở về trong vòng tay của cha Ursus, Dea và những người bạn thân thương. Thế nhưng, bi kịch cuộc đời của Gwynplaine chưa kết thúc.

Thông qua câu chuyện về hành trình sống và đấu tranh của nhân vật Thằng Cười, Victor Hugo của ngày xưa và những học sinh Trường phổ thông liên cấp Olympia ngày nay muốn gửi gắm thông điệp về lòng dũng cảm, tình yêu thương, sự cảm thông và khát vọng công lý trong một xã hội còn đầy rẫy bất công.

Nhạc kịch Thằng Cười tái hiện tác phẩm cùng tên của Victor Hugo - 2

Học sinh Trường phổ thông liên cấp Olympia thể hiện vở nhạc kịch (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Cô Việt Hà - giám đốc sản xuất chương trình - cho biết việc tìm hiểu tác phẩm qua các chặng đọc hiểu, xây dựng kịch bản, tập luyện và tổ chức sản xuất vở diễn giúp học sinh có thêm góc nhìn đa chiều và hiểu sâu sắc hơn về sự phát triển của các nhân vật cũng như giá trị nhân văn của tác phẩm.

Bạn Phạm Nancy - đạo diễn chương trình - chia sẻ: "Sân khấu hóa những câu chuyện của đại văn hào Victor Hugo đã giúp em hiểu sâu sắc tác phẩm hơn cả những tiết học lý thuyết trên lớp. Không chỉ vậy, việc lột tả được đúng sắc thái, cảm xúc và lời thoại nhân vật yêu cầu vốn hiểu biết về thời đại, ngôn ngữ một cách thông thạo".

Các tin khác

Diễn viên "Hồng lâu mộng" qua đời

Diễn viên kỳ cựu Diệp Lâm Lang qua đời, hưởng thọ 93 tuổi. Bà được nhiều người biết đến qua vai diễn “Lưu lão lão” trong bản truyền hình "Tân hồng lâu mộng".

Hieuthuhai làm lu mờ tất cả

Giữa cơn sốt "Nước mắt cá sấu" của Hieuthuhai, nhiều ca sĩ bị lu mờ khi ra mắt MV mới. Một trong số đó là sản phẩm "Ôm em thật lâu" của Mono.

Lý Hùng, Thu Trang - Tiến Luật về Phú Thọ giỗ tổ Hùng Vương

Nhóm nghệ sĩ Lý Hùng - Lý Hương, đoàn của Thu Trang - Tiến Luật... bày tỏ lòng biết ơn các vị Vua Hùng khi đến viếng, dâng hương tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ). Trong khi đó, Lê Bống tự hào khi được biểu diễn bộ môn múa rối nước truyền thống dịp giỗ tổ Mùng 10 tháng Ba.