Nhạc

"Kỷ vật của Ama" mang về từ chiến trường lắng đọng trong MV nhà báo ở Quảng Nam

Tóm tắt:
  • Ca khúc "Kỷ vật của Ama" lấy cảm hứng từ câu chuyện thật của nhà báo Alăng Ngước.
  • Những kỷ vật chiến tranh của cha anh được gia đình giữ gìn hơn 50 năm.
  • Nhạc sĩ Danh Zoram sáng tác trong vòng một giờ sau khi đọc bài báo cùng tên.
  • Ca khúc muốn nhấn mạnh giá trị lịch sử của các kỷ vật và lòng tự hào dân tộc.
  • Qua đó, truyền tải thông điệp về giữ gìn trang sử hào hùng và trân trọng hòa bình.

MV ca nhạc Kỷ vật của Ama của nhà báo Alăng Ngước (phóng viên báo Quảng Nam) là sáng tác mới nhất của nhạc sĩ Danh Zoram, một người con Cơ Tu ở huyện Tây Giang (Quảng Nam), hiện đang sinh sống, làm việc tại TP.HCM.

Ca khúc ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt. Danh Zoram đọc được bài báo cùng tên của nhà báo Alăng Ngước, cảm động trước câu chuyện, chỉ sau gần một tiếng đồng hồ, anh đã hoàn thành ca khúc.

Hơn nửa thế kỷ, những kỷ vật được Ama mang về từ chiến trường luôn được Alăng Ngước nâng niu cất giữ, xem đó như báu vật gia đình.

Kỷ vật của Ama - Ảnh 1.

Nhà báo Alăng Ngước và mẹ bên những kỷ vật của cha mang về từ chiến trường, được gìn giữ 50 năm nay - Ảnh: NVCC

MV Kỷ vật của Ama được kỳ vọng sẽ mang đến cho người xem một câu chuyện lịch sử đầy chân thật, sống động về một gia đình cựu binh người Cơ Tu.

"Hơn 50 năm cất giữ, những kỷ vật của Ama dù không còn nguyên vẹn, nhưng mỗi thứ đồ vật đều mang rất nhiều thông tin và giá trị lịch sử quý giá, từ chiếc ăng gô, kim tiêm, hộp tiếp đạn, cuốn album ảnh chân dung đen trắng đồng đội, cho đến huân - huy chương các loại…

Mỗi kỷ vật là một câu chuyện đẹp, nhắc nhớ cháu con về lòng tự hào, niềm tri ân đến các thế hệ đi trước. Điều đó càng có ý nghĩa và giá trị đặc biệt khi cả nước đang hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phòng miền Nam, thống nhất đất nước" - Alăng Ngước tâm sự.

Kỷ vật của Ama - Ảnh 2.

Những kỷ vật của Ama đem về từ chiến trường được gia đình Ngước cất giữ cẩn thận - Ảnh: NVCC

Thông qua MV, hai chàng trai Cơ Tu - Alăng Ngước và Danh Zoram mong muốn gửi đi thông điệp: mỗi người trẻ hôm nay, dù ở bất cứ đâu, cũng luôn ghi nhớ những trang sử hào hùng của cha ông.

Từ đó nuôi dưỡng lòng tự hào dân tộc và trân trọng từng phút giây hòa bình mà chúng ta đang được sống. Bởi hòa bình là món quà được đánh đổi bằng cả mồ hôi, nước mắt, máu xương của biết bao thế hệ đi trước…

Nhà báo Alăng Ngước hiện là phóng viên báo Quảng Nam, chi hội trưởng Chi hội Văn học - Nghệ thuật các dân tộc thiểu số và miền núi (thuộc Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Nam).

Anh từng đoạt giải nhất Liên hoan tiếng hát người làm báo khu vực miền Trung - Tây Nguyên, và giải khuyến khích tại Liên hoan toàn quốc tiếng hát người làm báo Việt Nam lần thứ 5 năm 2016.

Ngước cũng từng là cộng tác viên của báo Tuổi Trẻ trong nhiều năm từ thời còn sinh viên.

Các tin khác

Nữ diễn viên đóng vai ni cô Huyền Trang trong "Biệt động Sài Gòn" giờ ra sao?

"Biệt động Sài Gòn" ra mắt năm 1986 kể về cuộc chiến nổi bật của lực lượng biệt động Sài Gòn trong sự kiện Tết Mậu Thân và công cuộc Kháng chiến chống Mỹ của quân Giải phóng tại miền Nam Việt Nam. Hơn bốn thập kỷ trôi qua, "Biệt động Sài Gòn" vẫn là một tượng đài trong lòng nhiều thế hệ yêu điện ảnh, gợi nhắc về một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc.

Trấn Thành bị "bóc"

Màn "bóc phốt" không thương tiếc của người này khiến Trấn Thành phải đứng hình.

Victor Vũ hạ gục Lý Hải

Ngay từ những suất chiếu sớm, "Thám tử Kiên: Kỳ án không đầu" của Victor Vũ đã hạ gục đối thủ để chiếm lĩnh vị trí số một trên bảng xếp hạng phòng vé. Phim có doanh thu áp đảo so với "Lật mặt 8" của Lý Hải.