Ẩm thực

Khách Tây thử món cơm đặc sản của người vùng núi Việt Nam, nhận xét: "Nó ngon tuyệt!"

Bên cạnh các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, điểm đến thiên nhiên hay sự đa dạng văn hóa trong đời sống từng vùng miền, ẩm thực cũng chính là một nét đặc sắc thu hút du khách nước ngoài đến với Việt Nam. Có những những món bình dân, giá rẻ nhưng khiến du khách ấn tượng ngay từ vẻ bề ngoài.

Món ăn sau đây là một ví dụ, xuất hiện trong video của một hướng dẫn viên có tài khoản mạng xã hội là "Hướng dẫn viên nghèo vượt khó". Cụ thể, trong chuyến đi tới miền núi phía Bắc, anh hướng dẫn viên đã mời những vị khách nước ngoài của mình thưởng thức món đặc sản bình dân bán ở những hàng quán ngay ven đường.

Điều đầu tiên gây ấn tượng với du khách ở món ăn này chính là ngoại hình của nó. Món ăn được đựng bên trong một ống tre dài hơn 1 gang tay. Sau khi ăn, các vị khách Tây phải gật gù khen ngợi rồi thốt lên: "Nó ngon tuyệt!".

Món đang được nhắc tới chính là cơm lam.

Khách Tây thử món cơm đặc sản của người vùng núi Việt Nam, nhận xét: "Nó ngon tuyệt!"- Ảnh 1.

Du khách nước ngoài ấn tượng ngay từ vẻ bề ngoài của món ăn (Ảnh Hướng dẫn viên nghèo vượt khó)

Khách Tây thử món cơm đặc sản của người vùng núi Việt Nam, nhận xét: "Nó ngon tuyệt!"- Ảnh 2.

Các vị khách nước ngoài gật gù khen ngợi hương vị của cơm lam (Ảnh Hướng dẫn viên nghèo vượt khó)

Món cơm đặc biệt trong ống tre

Theo giới thiệu từ chính chàng hướng dẫn viên trong video, cơm lam là món cơm nướng trong ống tre, đặc sản truyền thống của đồng bào người dân tộc Mường và Thái ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam. Ngoài ra, món ăn cũng phổ biến ở một số địa phương khu vực Tây Nguyên.

Cách thức làm món ăn cũng xuất phát từ chính tên gọi của nó mà ra. Cụ thể, "Lam" trong tiếng Thái, tiếng Tày có nghĩa là "nướng trong ống tre nứa". Nhiều người bản địa giải thích, xuất phát từ nhu cầu mang theo thức ăn khi đi rẫy hoặc săn bắn trong điều kiện thiếu nồi niêu, cơm lam ra đời để mọi người dễ đem theo, dễ chế biến và ăn ngay khi đi lao động.

Khách Tây thử món cơm đặc sản của người vùng núi Việt Nam, nhận xét: "Nó ngon tuyệt!"- Ảnh 3.

Ảnh MiA

Thành phần chính của món ăn bao gồm gạo nếp nương, ống tre/nứa đủ tươi, đủ độ dày để cơm khi nướng được chín đều, và lá chuối hoặc lá dong, vừa để bịt miệng ống, vừa để tạo hương thơm tự nhiên. Trước khi cho gạo vào ống tre, ống nứa đã chuẩn bị sẵn, người ta đem ngâm với nước suối trong. Cuối cùng mới bịt kín ống cơm, đem nướng trên lửa bếp than hoặc bếp củi.

Quá trình chế biến đòi hỏi kỹ thuật nướng đều tay, người nướng cần xoay ống liên tục trong khoảng 30 - 60 phút. Như vậy, cơm bên trong mới chín đều, cháy xém vừa phải mà không bị cứng, không bị khô, vẫn giữ được độ dẻo thơm của gạo nếp. Khi thấy ống tre/nứa tỏa ra mùi thơm lừng, thì lúc này cơm đã chín.

Khách Tây thử món cơm đặc sản của người vùng núi Việt Nam, nhận xét: "Nó ngon tuyệt!"- Ảnh 4.

Khách Tây thử món cơm đặc sản của người vùng núi Việt Nam, nhận xét: "Nó ngon tuyệt!"- Ảnh 5.

Cơm lam sau khi nướng có độ xém vừa phải nhưng vẫn dẻo, thơm (Ảnh Báo Đại Đoàn Kết)

Sau khi ra thành quả, người ta thường ăn cơm lam chung với muối vừng hoặc muối lạc, đặc biệt hơn thì có chẩm chéo, để hương vị món ăn đậm đà hơn. Có nhiều nơi, còn kết hợp ăn cùng thịt gà, cá suối nước, tạo nên sự hài hòa trong mâm cơm truyền thống của người vùng núi.

Cách thức ăn cơm lam cũng không hề đơn giản. Do sử dụng ống tre, ống nứa, lại còn nướng lên, nên nếu thực khách không khéo léo khi tách ống ra, dễ có thể bị thương, bị đứt tay, hay làm ảnh hưởng tới cấu trúc cơm bên trong.

Từ món ăn bình dân, tưởng như rất đỗi bình thường trong đời sống hàng ngày của đồng bào người dân tộc thiểu số, ngày nay cơm lam đã trở thành một đặc sản du lịch ở nhiều vùng miền như Sa Pa, Yên Bái, Kon Tum…. Đến những địa phương này, du khách có thể dễ dàng bắt gặp, mua và thưởng thức cơm lam tại những hàng quán nhỏ ven đường, hay những phiên chợ với giá thành chỉ từ 10.000 - 30.000đ/ống.

Khách Tây thử món cơm đặc sản của người vùng núi Việt Nam, nhận xét: "Nó ngon tuyệt!"- Ảnh 6.

Khách Tây thử món cơm đặc sản của người vùng núi Việt Nam, nhận xét: "Nó ngon tuyệt!"- Ảnh 7.

Cơm lam có thể ăn không chấm muối vừng, hoặc ăn cùng món ăn khác mang hương vị rừng núi (Ảnh Tour Hà Giang)

Ẩm thực của đồng bào dân tộc thiểu số, giản dị nhưng độc đáo

Có thể thấy, ẩm thực của đồng bào dân tộc thiểu số tại Việt Nam không chỉ phản ánh sự phong phú của nguyên liệu bản địa mà còn thể hiện tập quán sinh hoạt và triết lý sống gắn bó với thiên nhiên. Bên cạnh cơm lam, trên khắp dải đất hình chữ S còn nhiều món ăn khác cũng mang đậm dấu ấn vùng cao, đơn sơ mà độc đáo.

Có thể kể tới như thịt trâu gác bếp của người Thái và Tày, một ví dụ điển hình, được ướp với mắc khén, gừng, ớt rồi treo trên gác bếp để hun khói, cho ra loại thịt khô dai, thơm nồng, thường dùng trong dịp lễ Tết. Món xôi ngũ sắc của người Tày, Nùng lại nổi bật bởi màu sắc tự nhiên từ các loại lá rừng, tượng trưng cho ngũ hành, thường xuất hiện trong lễ hội truyền thống.

Người Mông có món mèn mén – bột ngô hấp tơi khô – là lương thực chính thay cơm, thể hiện sự thích nghi với điều kiện canh tác khắc nghiệt vùng đá. Cá suối nướng (pa pỉnh tộp) của người Thái hay canh thụt đọt mây của người Ê Đê, M’nông đều khai thác nguyên liệu sẵn có từ rừng, chế biến đơn giản nhưng đậm đà bản sắc địa phương.

Khách Tây thử món cơm đặc sản của người vùng núi Việt Nam, nhận xét: "Nó ngon tuyệt!"- Ảnh 8.

Khách Tây thử món cơm đặc sản của người vùng núi Việt Nam, nhận xét: "Nó ngon tuyệt!"- Ảnh 9.

Khách Tây thử món cơm đặc sản của người vùng núi Việt Nam, nhận xét: "Nó ngon tuyệt!"- Ảnh 10.

Đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều món ăn từ nguyên liệu dân dã mà hương vị độc đáo (Ảnh TH)

Hay bánh khẩu xén (Điện Biên) – làm từ gạo nếp rang trộn đường gừng. Tất cả góp phần tạo nên bức tranh ẩm thực đa dạng. Dù nguyên liệu mộc mạc, cách chế biến thủ công, những món ăn này đều chứa đựng giá trị văn hóa, đậm đà bản sắc, là điểm nhấn hấp dẫn trong hành trình khám phá du lịch cộng đồng vùng cao.

Các tin khác