Ẩm thực

Đặc sản "trời ban" ở miền Bắc có hương vị lạ miệng, chế biến được nhiều món ngon

Tóm tắt:
  • Tầm bóp là cây mọc dại, phổ biến ở miền Bắc Việt Nam, được ưa chuộng như đặc sản nhờ hương vị độc đáo.
  • Lá và ngọn tầm bóp được sử dụng làm rau ăn hàng ngày, có thể chế biến thành nhiều món ngon.
  • Rau tầm bóp mọc tự nhiên, không cần chăm sóc, được đánh giá cao hơn loại trồng.
  • Rau này có vị đắng, tính mát, và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp vitamin A, C.
  • Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng, không nên ăn quá nhiều và tránh cho người dị ứng.

Tầm bóp (hay còn gọi là cây bôm bốp, thù lù cạnh, bùm bụp, lồng đèn) là loài cây thân thảo, mọc tự nhiên ở những khu vực như ven đường, bờ ruộng, trong vườn hay ngoài bãi đất hoang.

Ở Việt Nam, tầm bóp xuất hiện nhiều ở các tỉnh miền Bắc như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Sơn La… Phần lá, ngọn của cây này được sử dụng như một loại rau ăn hàng ngày với hương vị lạ miệng.

Rau tầm bóp được ví như đặc sản "trời ban" ở miền Bắc vì mọc tự nhiên nên sạch và lành, là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon. Ảnh: Ma Thị Chiến

Rau tầm bóp được ví như đặc sản "trời ban" ở miền Bắc vì mọc tự nhiên nên sạch và lành, là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon. Ảnh: Ma Thị Chiến

Chị Lê Thoa – chủ một nhà hàng ở TP Sơn La cho biết, tầm bóp được xem như đặc sản “trời ban” vì mọc tự nhiên, chẳng cần chăm bón vẫn tươi tốt. Loại rau này được thực khách ưa chuộng không kém gì các loại rau rừng ở miền Bắc.

Hiện nay, tại một số địa phương, người ta cũng trồng thành công rau tầm bóp. Tuy nhiên, loại mọc tự nhiên được nhận xét là chất lượng hơn loại gieo trồng.

Theo chị Thoa, rau tầm bóp thường bị nhầm với cây lu lu đực bởi chúng có nhiều đặc điểm về hình thái thân và lá khá giống nhau.

Lá và ngọn cây lu lu đực cũng được sử dụng làm thức ăn, có vị đắng, hơi ngọt, tính hàn, có ít độc nhưng hàm lượng rất nhỏ, không gây chết người hay gây ra các biến chứng nguy hiểm. Song, trước khi chế biến cần luộc qua loại rau này.

Rau tầm bóp mọc quanh năm, nhất là sau mưa, rau càng xanh tốt. Loại rau này càng hái càng mọc, có thể thưởng thức vào bất kỳ mùa nào. Ảnh: Hạnh Duyên

Rau tầm bóp mọc quanh năm, nhất là sau mưa, rau càng xanh tốt. Loại rau này càng hái càng mọc, có thể thưởng thức vào bất kỳ mùa nào. Ảnh: Hạnh Duyên

Chị Thoa cho hay, rau tầm bóp vị đắng, tính mát, có thể chế biến thành nhiều món ăn như gỏi, luộc, nhúng lẩu, nấu canh nhưng ngon và phổ biến hơn cả là rau tầm bóp xào tỏi.

Cách làm món này tương tự như xào rau muống, đem chần sơ rau qua nước sôi rồi vớt ra, để ráo. Tiếp đến phi thơm tỏi rồi cho rau tầm bóp đã chín tái vào xào, nêm nếm gia vị vừa ăn.

“Rau tầm bóp mọc dại nên sạch, không cần sơ chế kỳ công. Rau sau khi thu hái hoặc mua về thì đem rửa sạch, chần qua nước sôi rồi chế biến. Cách làm này giúp rau giữ được màu xanh tự nhiên và tăng độ giòn ngon”, chị nói.

Rau tầm bóp xào tỏi là món ăn phổ biến và được ưa chuộng ở nhiều tỉnh miền Bắc. Ảnh: Văn Nam

Rau tầm bóp xào tỏi là món ăn phổ biến và được ưa chuộng ở nhiều tỉnh miền Bắc. Ảnh: Văn Nam

Rau tầm bóp cũng được sử dụng như 1 loại rau nhúng lẩu, vị lạ miệng thơm ngon. Ảnh: Phan Hồng Sơn

Rau tầm bóp cũng được sử dụng như 1 loại rau nhúng lẩu, vị lạ miệng thơm ngon. Ảnh: Phan Hồng Sơn

Theo nữ chủ quán, những người lần đầu thưởng thức rau tầm bóp sẽ thấy đắng nhưng ăn quen lại cảm nhận được vị ngọt hậu và thanh mát.

Không chỉ là nguyên liệu chế biến món ăn, rau tầm bóp cũng được xem như liều thuốc từ tự nhiên vì giàu dinh dưỡng, đem lại một số lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Đặc sản 'trời ban' ở miền Bắc có hương vị lạ miệng, chế biến được nhiều món ngon - 5
Rau tầm bóp còn được xem là thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe. Ảnh: Món ngon mỗi ngày

Rau tầm bóp còn được xem là thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe. Ảnh: Món ngon mỗi ngày

Theo lương y Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), người bình thường nên ăn rau tầm bóp vì loại rau cung cấp một lượng lớn vitamin A và vitamin C, giúp tăng cường khả năng kiểm soát cholesterol máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch và nguy cơ đột quỵ.

Bên cạnh đó, rau tầm bóp còn có công dụng ổn định đường huyết, hỗ trợ cho quá trình điều trị ung thư phổi, dạ dày, gan, đại tràng…

Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo không nên ăn quá nhiều rau tầm bóp hoặc tự ý kết hợp với các thảo dược khác. Người từng dị ứng với rau tầm bóp cũng không nên sử dụng loại rau này.

Các tin khác

Diễn viên "Hồng lâu mộng" qua đời

Diễn viên kỳ cựu Diệp Lâm Lang qua đời, hưởng thọ 93 tuổi. Bà được nhiều người biết đến qua vai diễn “Lưu lão lão” trong bản truyền hình "Tân hồng lâu mộng".

Hoãn nhiều chương trình nghệ thuật

Nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí tạm hoãn, dời lịch vì quốc tang đồng chí Khamtay Siphandone - nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Triệu Lệ Dĩnh nổi giận

Triệu Lệ Dĩnh bất ngờ thể hiện thái độ không hài lòng với việc truyền thông xuyên tạc lời nói của cô.

Hậu trường thí sinh Hoa hậu Việt Nam ghi hình truyền hình thực tế

Sau khi vào nhà chung, top 41 thí sinh của vòng chung khảo toàn quốc cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 đã tiến hành ghi hình truyền hình thực tế. 10 tập truyền hình thực tế được phát trên VTV3 xuyên suốt cuộc thi giúp khán giả có cái nhìn chính xác, sinh động nhất về từng thí sinh.

Pháo lật đổ Hòa Minzy

Sau 23 ngày thống trị vị trí dẫn đầu ở danh sách âm nhạc thịnh hành trên YouTube, Hòa Minzy, Xuân Hinh và Tuấn Cry bị Pháo vượt mặt vào sáng 23/3.