Showbiz

Cha ca sĩ Thái Trinh mang viên đạn bi trong hốc mắt suốt 50 năm

Tóm tắt:
  • Ca sĩ Thái Trinh tự hào về cha Nguyễn Xuân Đán từng chiến đấu 23 năm trong kháng chiến.
  • Năm 1964, cha Thái Trinh lên đường vào Nam chiến đấu, trải qua nhiều gian khổ.
  • Ông tham gia gần 1.000 trận và trở thành tiểu đoàn trưởng cũng như trưởng ban trinh sát.
  • Tình yêu giữa cha mẹ Thái Trinh nảy nở qua 100 lá thư trong 4-5 năm xa cách giữa chiến trường.
  • Thái Trinh bày tỏ niềm tự hào về cha và nguyện trở thành con của bố mẹ trong kiếp sau.

Năm 1964, khi vừa tròn 21 tuổi, cha của ca sĩ Thái Trinh lên đường "đi B" - cách gọi của người miền Bắc khi nhắc đến hành trình vào Nam chiến đấu. Cuộc hành quân dài 6 tháng 25 ngày trên đường Trường Sơn với muôn vàn gian khó là khởi đầu cho hành trình 23 năm cầm súng bảo vệ Tổ quốc.

Từ chiến sĩ bình thường, người cha ấy đã trở thành tiểu đoàn trưởng rồi trưởng ban trinh sát sư đoàn. Ông tham gia gần 1.000 trận đánh lớn nhỏ, với hơn 100 lần cận kề cửa tử, chiến đấu khắp mặt trận miền Đông Nam Bộ, Sài Gòn - Chợ Lớn trong Chiến dịch Hồ Chí Minh. Không chỉ vậy, ông còn tham gia đánh vào căn cứ Pol Pot ở biên giới Thái Lan, chiếm hoàng cung Phnom Penh và cả chiến tranh biên giới Việt - Trung.

001Chienbinh.jpg
Ca sĩ Thái Trinh và bố.

"Bố kể có lần đang ngồi xe Jeep, linh tính có gì đó không ổn, bố bảo mọi người xuống xe. Chỉ duy nhất bác lái xe không xuống, vừa đi xa khỏi xe 10m thì chiếc xe Jeep nổ tung vì mìn giặc", Thái Trinh kể lại.

Đến nay, người cha ấy vẫn mang trên mình những vết thương chiến tranh. Một viên đạn bi cắm ở hốc mắt đã hơn 50 năm ông vẫn "để vậy không gắp ra nữa". Những cơn sốt rét rừng hành hạ liên tục. Những ký ức về các đồng đội hy sinh, về những đêm trườn qua hàng rào lô cốt địch không một mảnh vải che thân...

"Từng mảnh ký ức bố kể nghe bình thản nhưng đó là những gì người thanh niên hai mấy tuổi đã phải trải qua cùng biết bao đồng đội cùng trang lứa khác đã quên mình vì Tổ quốc", Thái Trinh bày tỏ.

Giữa bom đạn khốc liệt, một chuyện tình đẹp đã nảy nở. Người cha trong lúc đi trinh sát cắt rừng, khi ngang qua đơn vị của mẹ Thái Trinh ở Campuchia, đã bị giữ lại để điều tra. Từ cuộc gặp gỡ định mệnh ấy, tình yêu của "anh bộ đội cụ Hồ và cô lính quân y xưởng dược T1" bắt đầu.

"Bố và mẹ gửi 100 lá thư biên tay trong suốt 4-5 năm xa nhau, mỗi người một chiến trường", Thái Trinh chia sẻ đầy xúc động về mối tình đẹp đẽ của cha mẹ mình giữa thời chiến.

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Thái Trinh nói: "Còn gì quý hơn khi mình có bố, bằng chứng sống của suốt những năm tháng khốc liệt đó, để cùng ăn mừng ngày trọng đại này của đất nước".

Kết thúc bài chia sẻ đầy xúc động, Thái Trinh bày tỏ niềm tự hào sâu sắc: "Nếu có kiếp sau con vẫn xin được làm con của bố - mẹ, nếu có kiếp sau con vẫn nguyện được là người Việt Nam".

Thái Trinh hát "Lớn rồi còn khóc nhè":

Các tin khác

Jennie và Lisa phá kỷ lục của BlackPink

Jennie và Lisa chứng minh được sức ảnh hưởng của họ với tư cách nghệ sĩ solo cũng mạnh mẽ như khi họ hoạt động trong nhóm nhạc BlackPink.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên và ca khúc khiến hàng vạn người cùng nghe trong ngày 30/4/1975

Trong tháng Tư lịch sử, ca khúc "Như có Bác trong ngày đại thắng" vang lên khắp mọi nẻo đường, từ ga metro, nơi hợp luyện diễu binh, diễu hành tại TPHCM tới những sân khấu lớn. Đến nay, "Như có Bác trong ngày đại thắng" ra đời tròn 50 năm. Tác giả bài hát - nhạc sĩ Phạm Tuyên - bước sang tuổi 95. Dù bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính ảnh hưởng đến việc trò chuyện, ông vẫn nhận lời gặp gỡ PV Tiền Phong trong căn tập thể ở phố Vạn Bảo (Hà Nội).

NSND Tự Long, Hòa Minzy khiến khán giả xúc động

Chương trình nghệ thuật "Mùa xuân thống nhất" khắc họa bức tranh Việt Nam sau 50 năm thống nhất bằng âm nhạc, kết hợp với múa, hoạt cảnh, hệ thống âm thanh, ánh sáng hiện đại. Chương trình quy tụ hơn 1.000 diễn viên và lực lượng phục vụ. Phần trình diễn của NSND Tự Long, Hòa Minzy, dàn anh trai, anh tài để lại nhiều cảm xúc cho khán giả.