Phim

Cầu truyền hình "Vang mãi khúc khải hoàn" khiến người xem xúc động

Tóm tắt:
  • Chương trình cầu truyền hình 'Vang mãi khúc khải hoàn' tái hiện lịch sử kháng chiến chống Mỹ.
  • Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức sự kiện kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam.
  • Ba điểm cầu chính diễn ra ở Hà Nội, TPHCM và Quảng Trị mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc.
  • Chương trình gồm ba chương, thể hiện lòng tự hào và ý chí độc lập của dân tộc.
  • Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng tham gia biểu diễn, kết nối truyền thống với hiện đại qua các tiết mục nghệ thuật.

Nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tối 27/4, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện chương trình cầu truyền hình chính luận nghệ thuật với chủ đề Vang mãi khúc khải hoàn tại ba điểm cầu: Hà Nội (Công viên Thống Nhất), TPHCM (công viên bờ sông Sài Gòn), Quảng Trị (Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải).

Công viên Thống Nhất, khánh thành năm 1961, là biểu tượng lịch sử của khát vọng hoà bình, Bắc Nam sum họp. Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải là biểu tượng cho ý chí và khát vọng giành độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam thiết tha yêu hòa bình. Còn công viên bờ sông Sài Gòn, TP Thủ Đức là sự kết nối giữa truyền thống và hiện đại, thể hiện sức sống của một thành phố anh hùng, năng động, sáng tạo.

Chương trình cầu truyền hình được mở màn với MV Con đường ta chọn, với sự tham gia của 50 người nổi tiếng thuộc các lĩnh vực khác nhau, có ảnh hưởng tích cực tới cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ.

Với ba chương: Khát vọng hòa bình, Ý chí độc lập thống nhất và Ta tự hào đi lên, ôi Việt Nam, chương trình đan xen giữa quá khứ và hiện tại, tái hiện trang sử hào hùng của dân tộc, thể hiện những bài học lịch sử, tinh thần đoàn kết, đồng thời nêu bật thành tựu của đất nước trong suốt chặng đường xây dựng và phát triển.

lenduong3.jpg
Chương 1 bắt đầu với màn trình diễn "Câu hò bên bờ Hiền Lương" do NSƯT Hồng Liên và ca sĩ Khánh Linh thể hiện. Tiếp theo là hoạt cảnh được dàn dựng dựa trên chất liệu bài "Lý con sáo", do NSƯT Quỳnh Hương, nhóm múa Mai trắng và hàng trăm sinh viên Đại học Mở TPHCM trình diễn.
_49A1659.jpg
Tiết mục hoạt cảnh "Giải phóng miền Nam" do các nghệ sĩ: Thanh Nguyên, Trúc Lai, My Phôn, Cao Công Nghĩa, Tùng Lâm, Minh Sang, Leo Minh Tuấn, Thành Tâm trình diễn. 
_49A1684.jpg
Với tiết mục "Trên công trường rộn tiếng ca" (NSND Trần Ly Ly dàn dựng), Hà Lê và ca nương Kiều Anh đã có một màn thể hiện ăn ý, gợi lại không khí lao động hăng say, đầy lạc quan của những người thi đua xây dựng đất nước.
lenduong.jpeg
Hoạt cảnh "Lên đường" do NSND Trần Ly Ly, NSƯT Nguyễn Hằng, Phùng Khải biên đạo. Các nghệ sĩ đến từ Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội, Vũ đoàn Imagine, các chiến sĩ thuộc Học viện An ninh nhân dân, chiến sĩ thuộc Trung đoàn BB692, Sư đoàn BB301, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội... biểu diễn.
_49A1710.jpg
Lần đầu tiên ca khúc "Imagine" của nhóm nhạc The Beatles vang lên trong một chương trình chính luận nghệ thuật tại Việt Nam. Tiết mục do các nghệ sĩ Jmi Ko và Tăng Thành Nam cùng với các em thiếu nhi thể hiện.
_49A1719.jpg
Ca sĩ Đinh Thành Lê và NSƯT Hoàng Tùng hát đầy cảm xúc "Miền xa thẳm" và "Khát vọng", gợi lại không khí lên đường của một thời.
_49A1741.jpg
Tiết mục thực cảnh trên nền ca khúc "Hà Nội niềm tin hy vọng", qua giọng hát của Tùng Dương và Anh Tú rất trữ tình và kiêu hãnh. Điểm đặc biệt là bối cảnh Hà Nội thời điểm ấy được ê-kíp sản xuất tái hiện bằng công nghệ AI.
_49A1752.jpg
Tiết mục "Tiến về Sài Gòn" do nhóm hợp xướng Phương Nam và sinh viên Trường Đại học Mở TPHCM thể hiện, hàng trăm nghệ sĩ, sinh viên và các chiến sĩ bộ đội, tái hiện lại không khí khẩn trương, hào hùng của những ngày lịch sử.
_49A1794.jpg
Tiết mục "Tự hào đi lên! Ôi Việt Nam" do NSND Tạ Minh Tâm, NSƯT Phạm Thế Vĩ và Anh Bằng thể hiện.
_49A1811.jpg
Ca khúc "Quê hương Việt Nam" được vang lên với giọng hát của nhiều Đại sứ và phu nhân/phu quân, cùng với tiếng hát của hai nghệ sĩ Suboi - Phạm Anh Duy. Tiết mục có sự tham gia của các đại sứ và phu nhân/phu quân tới từ các quốc gia.
lenduong4.jpeg
Mashup "Một vòng Việt Nam - Nối vòng tay lớn" do nghệ sĩ từ ba điểm cầu thể hiện kết thúc cầu truyền hình.

Ảnh: VTV

Các tin khác

Nữ diễn viên đóng vai ni cô Huyền Trang trong "Biệt động Sài Gòn" giờ ra sao?

"Biệt động Sài Gòn" ra mắt năm 1986 kể về cuộc chiến nổi bật của lực lượng biệt động Sài Gòn trong sự kiện Tết Mậu Thân và công cuộc Kháng chiến chống Mỹ của quân Giải phóng tại miền Nam Việt Nam. Hơn bốn thập kỷ trôi qua, "Biệt động Sài Gòn" vẫn là một tượng đài trong lòng nhiều thế hệ yêu điện ảnh, gợi nhắc về một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc.

Victor Vũ hạ gục Lý Hải

Ngay từ những suất chiếu sớm, "Thám tử Kiên: Kỳ án không đầu" của Victor Vũ đã hạ gục đối thủ để chiếm lĩnh vị trí số một trên bảng xếp hạng phòng vé. Phim có doanh thu áp đảo so với "Lật mặt 8" của Lý Hải.