Thời trang

Áo dài TP HCM thay đổi thế nào qua trăm năm

Tóm tắt:
  • Áo dài xuất phát từ áo ngũ thân của thế kỷ 18-19, biến đổi liên tục qua thời gian.
  • Trong những năm 1950, áo dài trở nên táo bạo hơn, chít eo, ôm sát và có nhiều kiểu cổ.
  • Nhiều kiểu dáng mới như áo Lemur, áo raglan, hippy xuất hiện từ 1930-1970, phù hợp phong cách từng thời kỳ.
  • Từ 1990 trở đi, áo dài theo xu hướng hiện đại, tích hợp trang phục phương Tây, đa dạng về chất liệu và kiểu dáng.
  • Những năm 2020, áo dài tiếp tục sáng tạo, phong phú về kiểu dáng, phù hợp với sở thích thoải mái của giới trẻ.

Hai người phụ nữ Sài Gòn diện áo dài ngũ thân. Bức ảnh do nhiếp ảnh gia người Pháp Émile Gsell chụp năm 1866, được trưng bày tại Phòng trưng bày Met nổi tiếng của New York nhân kỷ niệm 150 năm thành lập. Ảnh: The Met

Trải qua hơn 300 năm từ khi thành lập năm 1698 tới nay, áo dài là một phần không thể thiếu trong văn hóa mặc của người Sài Gòn. Thiết kế biến đổi không ngừng từ chất liệu, đường cắt, độ dài rộng của tà, dáng cổ tới kiểu quần đi kèm.

Theo Sử liệu Việt sử: Xứ Đàng Trong của Phan Khoang, thế kỷ 18-19, trang phục phổ biến của người Sài Gòn là ngũ thân - một loại áo dài gồm năm mảnh vải, cổ cao, thẳng và vuông, tượng trưng cho sự chính trực, mặc cùng quần dài. Phụ nữ thường diện áo cổ thấp, tay thon và hẹp hơn, vạt dài quá gối và xòe rộng, thường mặc kèm yếm bên trong. Màu sắc và hoa văn thay đổi theo từng dịp: Đỏ, hồng cho lễ cưới, đen hoặc nâu cho đời sống hàng ngày.

Hai người phụ nữ Sài Gòn diện áo dài ngũ thân. Bức ảnh do nhiếp ảnh gia người Pháp Émile Gsell chụp năm 1866, được trưng bày tại Phòng trưng bày Met nổi tiếng của New York nhân kỷ niệm 150 năm thành lập. Ảnh: The Met

Trải qua hơn 300 năm từ khi thành lập năm 1698 tới nay, áo dài là một phần không thể thiếu trong văn hóa mặc của người Sài Gòn. Thiết kế biến đổi không ngừng từ chất liệu, đường cắt, độ dài rộng của tà, dáng cổ tới kiểu quần đi kèm.

Theo Sử liệu Việt sử: Xứ Đàng Trong của Phan Khoang, thế kỷ 18-19, trang phục phổ biến của người Sài Gòn là ngũ thân - một loại áo dài gồm năm mảnh vải, cổ cao, thẳng và vuông, tượng trưng cho sự chính trực, mặc cùng quần dài. Phụ nữ thường diện áo cổ thấp, tay thon và hẹp hơn, vạt dài quá gối và xòe rộng, thường mặc kèm yếm bên trong. Màu sắc và hoa văn thay đổi theo từng dịp: Đỏ, hồng cho lễ cưới, đen hoặc nâu cho đời sống hàng ngày.

Tới thập niên 1910-1930, áo dài vẫn giữ vị trí hàng đầu trong đời sống thường nhật. Tà được may ngắn hơn so với thời kỳ đầu để tiện lao động, sinh hoạt hàng ngày. Thay vì mang giày thêu họa tiết của triều Nguyễn, nhiều người đi guốc có quai đóng đinh hai đầu, vắt ngang qua năm ngón chân, gọi là guốc Sài Gòn. Ảnh: Tư liệu

Tới thập niên 1910-1930, áo dài vẫn giữ vị trí hàng đầu trong đời sống thường nhật. Tà được may ngắn hơn so với thời kỳ đầu để tiện lao động, sinh hoạt hàng ngày. Thay vì mang giày thêu họa tiết của triều Nguyễn, nhiều người đi guốc có quai đóng đinh hai đầu, vắt ngang qua năm ngón chân, gọi là guốc Sài Gòn. Ảnh: Tư liệu

Giữa thập niên 1930, họa sĩ Nguyễn Cát Tường tiên phong cải biên áo dài, giúp thiết kế sang một chương mới. Ông sáng tạo nên nhiều kiểu áo như không cổ, tay ngắn, không tay, vai bồng, gấu tay loe, không cài cúc, vạt ngắn, gọi chung là áo dài Lemur (tiếng Pháp nghĩa là bức tường). Mẫu áo Âu hóa này được một bộ phận phụ nữ cấp tiến đón nhận đến cuối thập niên 1940. Đầu những năm 1950, áo Lemur không còn xuất hiện nữa. Ảnh: Tư liệu

Giữa thập niên 1930, họa sĩ Nguyễn Cát Tường tiên phong cải biên áo dài, giúp thiết kế sang một chương mới. Ông sáng tạo nên nhiều kiểu áo như không cổ, tay ngắn, không tay, vai bồng, gấu tay loe, không cài cúc, vạt ngắn, gọi chung là áo dài Lemur (tiếng Pháp nghĩa là bức tường). Mẫu áo Âu hóa này được một bộ phận phụ nữ cấp tiến đón nhận đến cuối thập niên 1940. Đầu những năm 1950, áo Lemur không còn xuất hiện nữa. Ảnh: Tư liệu

Những năm 1950, áo dài thịnh hành và bùng nổ với nhiều kiểu dáng. Thiết kế trở nên táo bạo hơn khi được may chít eo, ôm sát người. Cổ áo cao cũng góp phần giúp tôn lên vóc dáng người mặc. Ảnh: Tư liệu

Những năm 1950, áo dài thịnh hành và bùng nổ với nhiều kiểu dáng. Thiết kế trở nên táo bạo hơn khi được may chít eo, ôm sát người. Cổ áo cao cũng góp phần giúp tôn lên vóc dáng người mặc. Ảnh: Tư liệu

Cuối thập niên này, áo dài có thêm dáng cổ thuyền, cổ tim được lấy cảm hứng từ áo của bà Trần Lệ Xuân - vợ ông Ngô Đình Nhu, cố vấn chính quyền ở miền Nam thời này. Ảnh: Tư liệu

Cuối thập niên này, áo dài có thêm dáng cổ thuyền, cổ tim được lấy cảm hứng từ áo của bà Trần Lệ Xuân - vợ ông Ngô Đình Nhu, cố vấn chính quyền ở miền Nam thời này. Ảnh: Tư liệu

Từ năm 1958, áo dài raglan xuất hiện do ông Đỗ Thành - chủ tiệm may Dung Dakao - sáng tạo. Thiết kế mang đặc trưng tay lỡ, chít eo hết mức có thể, cổ thấp. Để vai áo bớt nhăn, ông Thành đưa lối ráp tay raglan xéo vai trong âu phục vào áo dài. Ông còn thực hiện chương trình diễn áo dài cùng năm tại hai hí viện Grand Monde và Arc-en-Ciel năm 1959 để quảng bá. Những hiện vật áo dài do ông cắt may cho con gái, con dâu từng được trưng bày tại Bảo tàng Áo dài năm 2014. Ảnh: Tư liệu

Từ năm 1958, áo dài raglan xuất hiện do ông Đỗ Thành - chủ tiệm may Dung Dakao - sáng tạo. Thiết kế mang đặc trưng tay lỡ, chít eo hết mức có thể, cổ thấp. Để vai áo bớt nhăn, ông Thành đưa lối ráp tay raglan xéo vai trong âu phục vào áo dài. Ông còn thực hiện chương trình diễn áo dài cùng năm tại hai hí viện Grand Monde và Arc-en-Ciel năm 1959 để quảng bá. Những hiện vật áo dài do ông cắt may cho con gái, con dâu từng được trưng bày tại Bảo tàng Áo dài năm 2014. Ảnh: Tư liệu

Cuối những năm 1960, do ảnh hưởng bởi trào lưu văn hóa hippie bắt nguồn từ Mỹ và lan rộng toàn cầu, áo dài hippy ra đời. Vạt may hẹp và ngắn đến đầu gối, thân may nới ra, bỏ phần chít eo, cổ thấp. Vai áo dài được nối theo cách raglan để ôm vai mềm mại hơn, tiết kiệm vải. Áo mặc cùng quần dài với ống rộng đến 60 cm. Thiết kế thịnh hành đến giữa thập niên 1990. Ảnh: Tư liệu

Cuối những năm 1960, do ảnh hưởng bởi trào lưu văn hóa hippie bắt nguồn từ Mỹ và lan rộng toàn cầu, áo dài hippy ra đời. Vạt may hẹp và ngắn đến đầu gối, thân may nới ra, bỏ phần chít eo, cổ thấp. Vai áo dài được nối theo cách raglan để ôm vai mềm mại hơn, tiết kiệm vải. Áo mặc cùng quần dài với ống rộng đến 60 cm. Thiết kế thịnh hành đến giữa thập niên 1990. Ảnh: Tư liệu

Thập niên 1970, các quý cô quay về ưa chuộng áo dài chít eo tối đa. Nhiều cô gái mặc nịt ngực bó bụng, cốt sao cho vòng eo con ong hiện ra. Chất liệu may áo dài thời này phong phú hơn với vải tổng hợp, vải in họa tiết màu sắc nổi bật. Quần lụa đi kèm được may phom rộng vừa phải, nhằm đem tới sự gọn gàng và hiện đại. Phụ nữ diện áo dài ra đường thường đeo kính râm, mang găng tay, giày kitten. Ảnh: Tư liệu

Thập niên 1970, các quý cô quay về ưa chuộng áo dài chít eo tối đa. Nhiều cô gái mặc nịt ngực bó bụng, cốt sao cho vòng eo con ong hiện ra. Chất liệu may áo dài thời này phong phú hơn với vải tổng hợp, vải in họa tiết màu sắc nổi bật. Quần lụa đi kèm được may phom rộng vừa phải, nhằm đem tới sự gọn gàng và hiện đại. Phụ nữ diện áo dài ra đường thường đeo kính râm, mang găng tay, giày kitten. Ảnh: Tư liệu

Diễn viên múa, hoa khôi Lê Đoàn Phương Uyên trình diễn áo dài Vòng xoay của Sĩ Hoàng tại cuộc thi Khỏe đẹp - Thời Trang - Thể thao lần đầu tổ chức năm 1991 tại TP HCM. Ảnh: Trúc Lam

Đầu thập niên 1990, áo dài TP HCM mang một diện mạo mới nhờ nhà thiết kế Sĩ Hoàng và Minh Hạnh. Trong khi Minh Hạnh đưa thổ cẩm lên tà áo, Sĩ Hoàng lại thể hiện tay nghề hội họa bằng những nét vẽ hay đi màu trên trang phục. Dáng áo giai đoạn này vẫn mang đậm nét truyền thống với cổ cao, tà dài chạm gối hoặc qua gối, đi kèm quần lụa rộng. Phần eo ôm nhẹ thay vì bóp chặt như những năm 1970.

Diễn viên múa, hoa khôi Lê Đoàn Phương Uyên trình diễn áo dài Vòng xoay của Sĩ Hoàng tại cuộc thi Khỏe đẹp - Thời Trang - Thể thao lần đầu tổ chức năm 1991 tại TP HCM. Ảnh: Trúc Lam

Đầu thập niên 1990, áo dài TP HCM mang một diện mạo mới nhờ nhà thiết kế Sĩ Hoàng và Minh Hạnh. Trong khi Minh Hạnh đưa thổ cẩm lên tà áo, Sĩ Hoàng lại thể hiện tay nghề hội họa bằng những nét vẽ hay đi màu trên trang phục. Dáng áo giai đoạn này vẫn mang đậm nét truyền thống với cổ cao, tà dài chạm gối hoặc qua gối, đi kèm quần lụa rộng. Phần eo ôm nhẹ thay vì bóp chặt như những năm 1970.

Đầu thập niên 2010, nhà thiết kế Công Trí tiếp sức sống cho áo dài khi áp dụng phương pháp in kỹ thuật số (trái) thay vì vẽ thủ công như Sĩ Hoàng. Tà áo cách tân với phần vạt dài chạm đất.

Sang tới những năm 2010 (ba ảnh còn lại), áo dài "lột xác" với nhiều chi tiết cải biên từ trang phục phương Tây. Giờ đây, phụ nữ có vô vàn sự lựa chọn như vai áo bồng, cổ khoét sâu, chất liệu vải xuyên thấu, ren, lưới, áo đính đá, cườm, sequin hay thêu thủ công, đính hoa 3D, cắt laser...

Quần đi kèm không nhất thiết phải là quần lụa ống rộng như xưa mà có thể là quần jeans, quần Tây. Nhiều chị em còn thay bằng chân váy maxi. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Đầu thập niên 2010, nhà thiết kế Công Trí tiếp sức sống cho áo dài khi áp dụng phương pháp in kỹ thuật số (trái) thay vì vẽ thủ công như Sĩ Hoàng. Tà áo cách tân với phần vạt dài chạm đất.

Sang tới những năm 2010 (ba ảnh còn lại), áo dài "lột xác" với nhiều chi tiết cải biên từ trang phục phương Tây. Giờ đây, phụ nữ có vô vàn sự lựa chọn như vai áo bồng, cổ khoét sâu, chất liệu vải xuyên thấu, ren, lưới, áo đính đá, cườm, sequin hay thêu thủ công, đính hoa 3D, cắt laser...

Quần đi kèm không nhất thiết phải là quần lụa ống rộng như xưa mà có thể là quần jeans, quần Tây. Nhiều chị em còn thay bằng chân váy maxi. Ảnh: Nhân vật cung cấp


Công Trí gây tiếng vang với show Coco yêu dấu năm 2018. Bộ sưu tập là sự kết hợp giữa áo khoác vải tweed và áo dài. Video: Nhân vật cung cấp

Áo dài những năm 2020 tiếp tục mang một màu sắc mới dưới sự sáng tạo của các nhà thiết kế gen Z. Dường như không có giới hạn nào trong sáng tạo. Với sở thích mặc đồ thoải mái của đa số người trẻ, phom áo vài năm trở lại đây trở nên rộng hơn với đường cắt suông, bỏ chiết eo hay xếp ly. Một số thương hiệu lăng xê kiểu áo dài truyền thống của thập niên 1930, số khác đi theo trường phái tái cấu trúc với phom bất đối xứng, tạo khối phá cách, cắt xẻ bạo hơn. Ảnh: H2B, Mare

Áo dài những năm 2020 tiếp tục mang một màu sắc mới dưới sự sáng tạo của các nhà thiết kế gen Z. Dường như không có giới hạn nào trong sáng tạo. Với sở thích mặc đồ thoải mái của đa số người trẻ, phom áo vài năm trở lại đây trở nên rộng hơn với đường cắt suông, bỏ chiết eo hay xếp ly. Một số thương hiệu lăng xê kiểu áo dài truyền thống của thập niên 1930, số khác đi theo trường phái tái cấu trúc với phom bất đối xứng, tạo khối phá cách, cắt xẻ bạo hơn. Ảnh: H2B, Mare

Các tin khác

Nữ diễn viên đóng vai ni cô Huyền Trang trong "Biệt động Sài Gòn" giờ ra sao?

"Biệt động Sài Gòn" ra mắt năm 1986 kể về cuộc chiến nổi bật của lực lượng biệt động Sài Gòn trong sự kiện Tết Mậu Thân và công cuộc Kháng chiến chống Mỹ của quân Giải phóng tại miền Nam Việt Nam. Hơn bốn thập kỷ trôi qua, "Biệt động Sài Gòn" vẫn là một tượng đài trong lòng nhiều thế hệ yêu điện ảnh, gợi nhắc về một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc.

Bradley Cooper đã cầu hôn siêu mẫu Gigi Hadid?

Gigi Hadid đeo một chiếc nhẫn vàng lấp lánh ở ngón áp út khi cô bước ra ngoài cùng Bradley Cooper để dự tiệc sinh nhật. Chiếc nhẫn làm dấy lên tin đồn cả hai đã đính hôn.

Showbiz 27/4: Victor Vũ cầu xin khán giả

Đạo diễn Victor Vũ khẩn thiết mong khán giả không tiết lộ nội dung phim “Thám tử Kiên: Kỳ án không đầu”, tránh ảnh hưởng tới những người chưa xem.