Showbiz

Nghệ sĩ quảng cáo hàng giả không thể xin lỗi là xong

Không thể chỉ dừng lại ở xin lỗi hay gỡ bài

Thời gian qua, nhiều người nổi tiếng quảng cáo tràn lan các sản phẩm không đúng sự thật, gây sụt giảm niềm tin người tiêu dùng.

Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs) và bà Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du Mục) bị xử phạt về hoạt động quảng cáo cho sản phẩm kẹo rau củ Kera và yến sào LoiNest không đúng, gây nhầm lẫn về chất lượng đã công bố...

MC Quyền Linh cũng bị nhắc nhở về việc thực hiện quảng cáo thực phẩm không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định và gây nhầm lẫn về công dụng của sản phẩm đã được công bố. Diễn viên Doãn Quốc Đam bị nhắc nhở vì quảng cáo cho sản phẩm sữa bị cấm. Gần đây, MC Hoàng Linh cũng bị xử phạt hơn 100 triệu đồng vì sai phạm trong quảng cáo. Không chỉ nghệ sĩ, nhiều KOL, TikToker bị phát hiện quảng cáo không đúng về sản phẩm.

 - Ảnh 1.

MC Quyền Linh cũng bị nhắc nhở về việc thực hiện quảng cáo thực phẩm không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định, gây nhầm lẫn về công dụng của sản phẩm.

Khi xảy ra ồn ào, một số nghệ sĩ chọn ẩn bài viết quảng cáo, sau đó xin lỗi, giải thích với công chúng và cam kết không tái phạm.

Tuy nhiên khi một sản phẩm do nghệ sĩ quảng cáo gặp vấn đề - đặc biệt là liên quan đến sức khỏe hoặc gây hiểu lầm nghiêm trọng với người tiêu dùng - nghệ sĩ không thể chỉ dừng lại ở việc lên tiếng xin lỗi hay gỡ bài. Họ cần thẳng thắn nhận trách nhiệm và thực hiện các hành động cụ thể để khắc phục hậu quả mà chính mình đã góp phần gây ra.

Đó không chỉ là trách nhiệm truyền thông, mà còn là trách nhiệm đạo đức với từng người tiêu dùng đã tin tưởng, mua hàng hoặc sử dụng sản phẩm dựa vào lời quảng cáo của họ. Việc xin lỗi chung trên một kênh cá nhân là chưa đủ.

"Nghệ sĩ cần ngay lập tức tiến hành rà soát lại toàn bộ các nền tảng nơi nội dung quảng cáo đã xuất hiện, không chỉ trên Facebook, Instagram hay YouTube cá nhân, mà cả những nơi nội dung được chia sẻ lại, trích dẫn hoặc phát tán từ phía đối tác", ông Nguyễn Ngọc Long nói.

Hợp đồng quảng cáo cần chặt chẽ, minh bạch

PGS.TS Phạm Ngọc Trung - nguyên Trưởng khoa Văn hóa và phát triển (Học viện Báo chí và tuyên truyền) - cho rằng quảng cáo là lĩnh vực nóng, được nhiều người quan tâm. Hiện nay, ai cũng có thể trở thành nhân vật quảng cáo, từ bác sĩ, diễn viên, người mẫu... Ông Phạm Ngọc Trung cho rằng để ngăn chặn tình trạng quảng cáo sai sự thật, người nổi tiếng và đơn vị thuê quảng cáo cần có hợp đồng rõ ràng, chặt chẽ, tránh việc không trực tiếp sử dụng nhưng lại nói quá về công dụng sản phẩm.

Khi sản phẩm do nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo gặp vấn đề, họ cần có trách nhiệm lên tiếng trước truyền thông.

 - Ảnh 5.

MC Hoàng Linh bị phạt hơn 100 triệu đồng do sai phạm trong hoạt động quảng cáo.

Ngoài việc xin lỗi, nghệ sĩ cần công bố kế hoạch thu hồi thông tin sai lệch và hỗ trợ khách hàng. Điều đó có nghĩa là thông báo công khai, lặp lại nhiều lần và liên tục, tại mọi kênh truyền thông có thể tiếp cận được với người từng bị ảnh hưởng: từ các bài viết mới, video cải chính, cho đến các buổi livestream để nói rõ quan điểm và nhận lỗi trực diện.

Nghệ sĩ nên kêu gọi khách hàng đã mua sản phẩm do mình giới thiệu liên hệ lại, và chủ động phối hợp với nhãn hàng (nếu có thiện chí) để hỗ trợ thu hồi sản phẩm, hoàn tiền, hoặc có phương án đền bù cụ thể.

"Trong trường hợp nhãn hàng từ chối hoặc trốn tránh trách nhiệm, người nghệ sĩ nên đứng ra đảm nhận phần trách nhiệm thuộc về mình, ví dụ như trích thù lao quảng cáo đã nhận để thành lập một quỹ hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng", ông Nguyễn Ngọc Long trao đổi.

Nghệ sĩ cũng nên chủ động liên hệ với từng khách hàng một cách trực tiếp, hoặc qua các kênh mà họ biết là đã từng nhận thông tin từ mình, để đính chính, nhận lỗi và đưa ra cảnh báo cần thiết nếu sản phẩm có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bà Ninh Thị Thu Hương - Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện (Bộ VHTTDL) - khẳng định ngành quảng cáo cần có những giới hạn nhất định để đảm bảo tính chân thực và phù hợp của các sản phẩm.

 - Ảnh 6.

Hợp đồng quảng cáo giữa người nổi tiếng và nhãn hàng cần minh bạch, chặt chẽ.

Lãnh đạo Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện cũng nhấn mạnh việc quảng cáo hàng giả, kém chất lượng và thổi phồng chất lượng trở thành vấn đề nhức nhối, đặc biệt trên các nền tảng mạng xã hội.

Bộ VHTTDL sẽ triển khai nhiều biện pháp quản lý quảng cáo, bao gồm việc kiểm soát các KOL (người có sức ảnh hưởng) và KOC (người tiêu dùng chủ chốt) nhằm đảm bảo tính chính xác và uy tín trong công tác quảng bá sản phẩm.

Các tin khác

Khán giả chưa chịu buông tha cho Jack

Chuyên gia đánh giá cuộc họp báo của Jack là “sự kiện lạ hiếm có trong showbiz Việt”. Giọng ca "Thiên lý ơi" chủ động mở lời sau 4-5 năm im lặng nhưng lại gây phản ứng ngược. Khi ồn ào bị khơi lại, cảm xúc khán giả bị kéo theo và hệ lụy là dư luận chưa buông tha cho nam ca sĩ.

Lịch chiếu phim The Nice Guy

Bộ phim The Nice Guy (tựa Việt: Những chàng trai ngoan) mới lên sóng đã đạt lượt xem ấn tượng, dưới đây là lịch chiếu phim The Nice Guy.